Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Sẽ đưa múa bụng, dancesport vào trường cao đẳng

Tạp Chí Giáo Dục

Năm nay, đích thân Hiệu trưởng Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội năm nay cũng phải xắn tay cùng với anh em làm marketting.
Thí sinh trong phần thi sơ tuyển ngành Sân khấu điện ảnh, Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội (Ảnh lấy từ website nhà trường)
Cái khó không “bó” cái khôn
Chuyện thiếu thí sinh thi nghệ thuật theo NSƯT Nguyễn Thị Hòa Bình, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội: “Trước hết, do trường nằm trên địa bàn mà xung quanh có tới 9 – 10 đơn vị cùng tham gia đào tạo các lĩnh vực gần như tương tự với trường. Thêm nữa, những chuyên ngành như nhạc cụ dân tộc, nhạc dây hay múa đều không thực sự hấp dẫn”.
Chỉ nhìn qua con số gần 1.000 hồ sơ đăng ký dự thi CĐ, TCCN (chỉ tiêu tuyển sinh năm nay của trường là 700) cũng đủ thấy những khó khăn trong việc tìm nguồn thí sinh của trường. Con số trên, theo bà Bình “chắc chắn là những em thực sự mong muốn được vào học”.
“Bản thân các trường cao đẳng như chúng tôi thực sự mong muốn được đón đầu các thí sinh sau thi ĐH (trượt). Khi mà hai kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ quá gần nhau, nhà trường càng thêm khó khăn trong việc tìm nguồn thí sinh thi vào” – Bà Bình trăn trở.
“Nếu lùi thêm khoảng 1 tuần nữa, chắc chắn số lượng thí sinh đến với chúng tôi sẽ đông hơn” – Nữ hiệu trưởng khẳng định: “Phía trường cũng đã có đề nghị lên trên mong được xem xét việc này”.
Nhưng đề nghị là việc của tương lai. Còn trước mắt, cả trường, trong đó có bà Bình đều phải xắn tay vào việcquảng bá hình ảnh hay "làm marketting” như lời bà nói.
“Đầu học kỳ II của năm học vừa qua, trường đã lập các nhóm tới biểu diễn hát múa ở 17 điểm thuộc các quận, huyện, nhà văn hóa trên địa bàn Hà Nội. Bản thân mình là người đứng ra dàn dựng, chỉ đạo chương trình” – Bà Bình chia sẻ.
Bởi vậy, dù lượng thí sinh ít nhưng lãnh đạo nhà trường không quá lo lắng vì khá nhiều các em trong số này khi tới đây đều đã được “sơ tuyển” từ địa phương, chất lượng tốt hơn so với các năm. Hai chuyên ngành nhạc cụ dân tộc và nhạc dây lượng thí sinh tới dự thi tại trường năm nay rất đông.
Xu hướng phát triển đào tạo theo vùng miền cũng được nhà trường chú trọng. Không gò bó mà hướng theo nhu cầu xã hội, sắp tới,  những chuyên ngành như múa sẽ được mở rộng sang đào tạo múa bụng hay dancesports.
Đặc biệt, hai chuyên ngành thanh nhạc và sân khấu điện ảnh luôn thu hút lượng thí sinh dự thi nhiều. Vì từ năm 2-3, các em đã có thể được đi đóng phim, biểu diễn nghệ thuật tại các sân khấu.
Xu hướng phát triển đào tạo theo vùng miền cũng được nhà trường chú trọng. Không gò bó mà hướng theo nhu cầu xã hội, sắp tới,  những chuyên ngành như múa sẽ được mở rộng sang đào tạo múa bụng hay dancesports.
Những Duy Khoa, Mỹ Dung, Hoàng Hải, Ngọc Khuê,…trong Sao Mai Điểm Hẹn là các sinh viên đã từng theo học tại mái trường này .
Thêm nữa, để tạo điều kiện cho sinh viên theo học chuyên ngành nhạc cụ dân tộc, nhà trường sẵn sàng chi tiền cho sinh viên học từ 2 thậm chí 3 nhạc cụ dân tộc khác nếu các em học giỏi.
Hướng tới đào tạo song ngành
Thí sinh dự thi vào Trường CĐ Nội vụ Hà Nội.
Trong số các trường CĐ thi khối C, Trường CĐ Nội vụ năm nay vẫn có lượng thí sinh về dự thi lớn (6230 thí sinh /9675 hồ sơ đăng ký).
Với 1.150 chỉ tiêu tuyển sinh, tỉ lệ chọi của trường vẫn ở mức 1/6. Tuy nhiên, con số này cũng đã giảm đáng kể so với năm ngoái (tổng số hơn 13.000 thí sinh đăng ký dự thi).
Lý giải về điều này, theo TS. Bành Thị Ngọc Liên, Trưởng Phòng Đào tạo nhà trường: “Thứ nhất do thí sinh đã lượng sức mình. Tất nhiên các em thuộc loại tốp đầu sẽ không thi vào trường mình nữa. Thứ hai, nhiều thí sinh lựa chọn thi vào các ĐH vùng miền để giảm chi phí ăn học. Do vậy, con số gần 10.000 hồ sơ được cho là đã giảm lượng hồ sơ “ảo” đi khá nhiều”.
Với việc đào tạo đa lĩnh vực, đa ngành, tập trung vào dạy kỹ năng thực hành nên có những năm thí sinh dự thi đông như 2008, nhà trường lấy điểm tuyển sinh cao hơn điểm sàn của Bộ GD-ĐT tới 5 điểm. Hai chuyên ngành “hot” của trường hiện vẫn là quản trị nhân lực và quản trị văn phòng.
Trường vẫn hút thí sinh, nhưng bà Liên cũng không khỏi lo lắng: “Trong 4-5 năm, một số ngành nghề có yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về trình độ, kỹ thuật đặc biệt về Công nghệ thông tin. Chúng tôi đang tính tới việc đào tạo song nghề (thí sinh có thể học lấy 2 bằng chỉ trong khoảng thời gian học CĐ) để sinh viên ra trường có nhiều điều kiện hơn khi xin việc”.
Theo Văn Chung
(vietnamnet)

Bình luận (0)