Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Sẽ giám sát, đánh giá trách nhiệm đơn vị thực hiện

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Xung quanh nhng bc xúc ca doanh nghip (DN) v ci cách th tc hành chính (TTHC) chưa thc s hiu qu, ông Phan Văn Mãi – Ch tch UBND TP.HCM – cho rng, TP xác đnh đây là vic cn tp trung làm và tháo g trong thi gian ti nhm to s chuyn biến mnh m v ci cách hành chính (CCHC) và nâng cao cht lưng phc v ca chính quyn TP đi vi ngưi dân và DN.


Doanh nghip đang đưc tư vn v thuế

Nhiu th tc còn phc tp

Đại diện một số DN cho rằng, thời gian qua nhiều giải pháp, sáng kiến về cải cách TTHC đã được chính quyền TP áp dụng và từng bước phát huy hiệu quả tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng DN. Tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng được nhu cầu, kỳ vọng của DN. Theo đó, các DN mong muốn TP.HCM tiếp tục đi đầu, cùng cả nước đẩy mạnh siết chặt vấn đề kỷ luật, kỷ cương hành chính, cải cách TTHC tối đa nhất ở tất cả các sở, ban, ngành trên mọi lĩnh vực. Từ đó cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng chính quyền đô thị để tạo hành lang thông thoáng cho DN phát triển.

Bà Hồ Uyên – Giám đốc đối ngoại Intel Việt Nam – cho rằng, với hồ sơ xin đăng ký, cấp đổi chứng nhận đầu tư thì việc yêu cầu những thông tin quá chi tiết về cột mốc thời gian xin phê duyệt quy hoạch, bản vẽ, xây dựng như yêu cầu của Phòng DN Ban Quản lý Khu Công nghệ cao là không cần thiết, gây khó khăn cho DN trong việc giải trình nội bộ, làm phức tạp hóa thủ tục đầu tư.

Bà Uyên mong muốn TP giải quyết nhanh tình trạng các dự án tại Khu Công viên Khoa học. Dù được cấp giấy chứng nhận đầu tư đã 3 năm nhưng chưa được Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, UBND TP.Thủ Đức hướng dẫn lập quy hoạch xây dựng hoặc phê duyệt quy hoạch 1/500 để công ty triển khai dự án.

Ông Jean Jacques Boufflet – Phó Chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam – cho rằng, quy trình xin giấy phép lao động và thị thực du lịch nên được đơn giản hóa, vừa để thúc đẩy ngành du lịch của TP, vừa thu hút nhiều nhà đầu tư và chuyên gia nước ngoài hơn. Mục tiêu kép của chuyển đổi số và CCHC phải song hành với nhau. Để đơn giản hóa tổng thể các TTHC thì các dịch vụ công phải được số hóa. Cần số hóa các quy trình ở tất cả các ban ngành, các bộ như vậy sẽ giảm đáng kể những khó khăn về hành chính.

Cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho người dân nên sau khi TP trở lại trạng thái bình thường mới, hầu hết các DN lương thực thực phẩm đi vào sản xuất ổn định và bứt phá. 8 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành lương thực – thực phẩm và đồ uống tăng 26,8% so với cùng kỳ; chỉ số tiêu thụ đồ uống tăng 52,5%. Tuy nhiên, theo bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM – thì vẫn còn một số quy định gây nhiều khó khăn cho DN. Các hiệp hội và DN đã không ít lần kiến nghị đến các bộ ngành Trung ương nhưng vẫn chưa được xem xét sửa đổi. Cộng đồng DN rất cần “tiếng nói” kịp thời của TP tới các bộ để hỗ trợ cho DN. Các DN cũng mong muốn TP có bộ phận tiếp nhận ý kiến của các hiệp hội khi phát sinh vấn đề; tăng cường các buổi tiếp xúc với DN theo từng ngành nghề. Qua đó trực tiếp lắng nghe, rà soát những quy trình thủ tục bất cập và xác định những cơ quan, đơn vị Nhà nước gây khó dễ cho hoạt động của DN.

“Đây là yếu tố then chốt thúc đẩy sự phục hồi và phát triển của TP.HCM. Chỉ khi làm tốt và làm tốt hơn nữa thì mới tạo ra hiệu quả bứt phá”, bà Chi cho hay.

Tránh tiêu cc bng dch v công trc tuyến

Ghi nhận ý kiến của các DN về cải cách TTHC, ông Mãi khẳng định, TP.HCM xem đây là một đòi hỏi mà chính quyền phải nỗ lực thực hiện hơn nữa để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh tiếp thu những việc thuộc thẩm quyền, TP sẽ tổng hợp và kiến nghị Trung ương các nội dung vượt thẩm quyền. Thời gian qua, mặc dù TP bị tổn thương rất nặng nhưng cũng đã vượt qua khó khăn, kinh tế phục hồi như hiện nay một phần là nhờ các DN. 8 tháng đầu năm đóng góp ngân sách của khu vực kinh tế tư nhân lên đến 23,5%, FDI là 15,3% cho thấy vai trò các khối này đối với kinh tế TP là rất lớn.

Ông Mãi thừa nhận, thời gian qua, đặc biệt sau dịch Covid-19, TP rất nỗ lực CCHC, cải thiện môi trường đầu tư để DN thuận lợi hơn trong hoạt động. Tuy nhiên, phải nhìn nhận việc này chưa đồng bộ, kịp thời, chưa thực sự hiệu quả.  CCHC đòi hỏi phải minh bạch trách nhiệm. TP đã nhắc các sở ngành, ban quản lý những công việc cụ thể tồn đọng. Sắp tới, hàng tháng TP sẽ tổng hợp, đánh giá đối với các sở còn tồn đọng công việc. CCHC phải thống nhất, đồng bộ, đảm bảo được thời gian. Nội dung nào thuộc phạm vi TP thì sẽ công bố thời gian giải quyết. TP cũng đang nghiên cứu đánh giá trách nhiệm và triển khai trong thời gian sắp tới.

Để tiếp nhận giải quyết các phản ánh của DN, TP đã công bố nền tảng số tiếp thu ý kiến. Từ đầu năm đến nay đã nhận được 212 ý kiến và cơ bản đã giải quyết. Tới đây TP sẽ củng cố nền tảng số có cả tiếng Việt, tiếng Anh để tăng tính trao đổi thường xuyên; đồng thời tăng cường gặp trực tiếp theo ngành, nhóm để tiếp xúc được nhiều DN hơn.

Về ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động chính quyền, ông Mãi cho biết, TP.HCM đang phối hợp với Văn phòng Chính phủ triển khai nền tảng gồm các tiện ích theo dõi phản ánh của người dân và DN; điều hành về kinh tế – xã hội; theo dõi tiến độ giao việc của Chủ tịch UBND TP cho các sở ngành. Dự kiến tháng 10 tới TP sẽ triển khai cổng dịch vụ công. Các thủ tục dịch vụ công sẽ được triển khai, thông tin và giải quyết trên cổng này. TP cũng sẽ tăng cường giải quyết thủ tục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để tránh tiếp xúc trực tiếp, tránh những tiêu cực và giám sát được trên nền tảng số.

Về giải quyết các vấn đề tồn đọng, TP đã tiếp nhận, rà soát, phân nhóm và thành lập các tổ công tác bao gồm nhóm tài nguyên môi trường, đầu tư, thuế, giao thông… Từ những đầu mối này, TP sẽ giám sát và thực hiện theo tiến độ để giải quyết tốt hơn. Cùng với đó sẽ chuyển “tháng cao điểm giải quyết TTHC” thành việc thường xuyên.

“TP.HCM xác định CCHC là việc cần tập trung làm và tháo gỡ. Tất cả đều có sự giám sát, truy trách nhiệm đơn vị thực hiện”, Chủ tịch UBND TP.HCM cho hay.

Linh Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)