Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Sẽ lạc lõng nếu không hội nhập quốc tế

Tạp Chí Giáo Dục

Mt cơ s giáo dc nói chung, đào to sư phm nói riêng s b “b rơi” hoc lc lõng trong thi đi toàn cu này nếu không hi nhp quc tế.

PGS.TS Hunh Văn Sơn (Phó Hiu trưng Trưng ĐH Sư phm TP.HCM) phát biu ti hi ngh

ThS. Nguyễn Thị Tú (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) đã nhấn mạnh điều này tại hội nghị “Công tác hợp tác quốc tế các trường sư phạm” do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức mới đây.

Chưa đáp ng điu kin ngoi ng

ThS. Nguyễn Thị Tú cho biết, đến nay Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã hợp tác với 150 đối tác trên thế giới. Công tác hợp tác quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, thiết lập quan hệ sâu rộng với những đối tác tiềm năng, định hướng rõ ràng những hoạt động trọng tâm trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các đơn vị trong trường khi triển khai hoạt động quan hệ quốc tế có lúc chưa đồng bộ, hiệu quả. Lực lượng tham gia trực tiếp vào công tác hợp tác quốc tế của trường chưa được đào tạo chính quy về lĩnh vực này. Trình độ ngoại ngữ của lực lượng đảm trách hoạt động hợp tác quốc tế ở các khoa chuyên môn chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển. Trường chưa liên kết đào tạo ĐH, đặc biệt trong ngành đào tạo bằng tiếng Việt, chưa có chuyên ngành hoặc một số môn chuyên đề giảng dạy bằng tiếng Anh. Điều này gây khó khăn trong tiếp nhận sinh viên trao đổi và giao lưu quốc tế. Sinh viên của trường còn thụ động, khả năng ngoại ngữ chưa cao.

Tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, trong tham luận, nhóm  tác giả gồm ThS. Nguyễn Thúy Nga và Nguyễn Thảo Hương cùng chỉ ra, một trong những khó khăn lớn nhất của công tác hợp tác quốc tế dành cho sinh viên của trường là các em còn nhút nhát do phần lớn từ nông thôn lên thành phố học tập. Việc du học đối với các em dường như là xa vời. Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ của các em cũng còn hạn chế. Dù những năm gần đây, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã quan tâm đáng kể đến dạy ngoại ngữ cho sinh viên nhưng thời lượng vẫn chưa nhiều nên sinh viên còn rụt rè khi tiếp xúc chuyên gia nước ngoài hoặc ngần ngại trước cơ hội học bổng du học mà trường giới thiệu. Chưa kể tài chính cũng là thách thức lớn với giảng viên, sinh viên của trường khi tham gia chương trình giao lưu, thực tập tại nước ngoài. Sự thiếu tương thích trong chương trình đào tạo giữa trường với chương trình đào tạo các nước cũng gây trở ngại cho hoạt động liên kết quốc tế mặc dù trường nhận được nhiều lời mời hợp tác.

Ở bậc CĐ, theo TS. Đặng Thị Oanh (Trường CĐ Sư phạm Lào Cai), trường đã tổ chức nhiều hoạt động hợp tác quốc tế trong những năm qua nhưng do trường đào tạo chuyên sâu về giáo dục với quy mô không lớn nên chưa đủ vị thế và tiềm lực để hợp tác quy mô lớn với các tổ chức, trường tên tuổi trong khu vực và quốc tế. Các chương trình, kế hoạch hợp tác còn thiếu bền vững. Việc hợp tác còn nhỏ lẻ, chưa tương xứng tiềm năng… Sinh viên của trường đa số thuộc diện gia đình khó khăn nên việc chi trả học phí và các chi phí khác cho khóa học, thực tập, thực tế tại nước ngoài khó thực hiện. Trình độ ngoại ngữ của giảng viên, sinh viên trường còn yếu.

Xóa b rào cn

Nhiều hướng giải pháp thúc đẩy hoạt động quan hệ quốc tế ở các trường sư phạm được đại diện nhiều trường ĐH-CĐ đề ra. Trong đó, nhấn mạnh việc tăng cường khả năng ngoại ngữ cho cả giảng viên lẫn sinh viên, nâng cao cơ sở vật chất phục vụ đào tạo…

ThS. Nguyễn Thị Tú cho rằng đội ngũ giảng viên phải được đào tạo, bồi dưỡng và tự trang bị khả năng ngoại ngữ vì đây là công cụ để tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế. Các cán bộ trực tiếp làm công tác quan hệ quốc tế của trường cũng cần tăng cường ngoại ngữ, tăng sự chủ động nhằm tận dụng cơ hội trong giao lưu quốc tế. Về phía sinh viên, bà Tú nhấn mạnh, các em càng phải quan tâm đến việc trang bị ngoại ngữ, phát triển kỹ năng, tìm kiếm nguồn học bổng hay các khóa học ngắn hạn ở nước ngoài để không bị tụt hậu trong kỷ nguyên tri thức.

“Một trong những rào cản của hoạt động hợp tác quốc tế là cơ sở vật chất. Một số trường cũng như Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, phòng ở tại ký túc xá chưa đạt yêu cầu để phục vụ chuyên gia, tình nguyện viên nước ngoài và lưu học sinh. Cần xây dựng quy hoạch tổng thể phòng ở cho những đối tượng này. Đồng thời, trường cũng cần xây dựng khu làm việc cho giáo sư, chuẩn bị phòng làm việc cho các chuyên gia, tình nguyện viên nước ngoài, tránh tình trạng chắp vá”, bà Tú đề xuất.

Đây cũng là giải pháp mà Trường CĐ Sư phạm Lào Cai đặt ra trong thời gian tới. TS. Đặng Thị Oanh cho biết trường sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu dạy học, hợp tác quốc tế. Đặc biệt là khu nội trú dành cho người nước ngoài, tạo thuận lợi cho chuyên gia và sinh viên nước ngoài đến sống, làm việc, học tập.

Bên cạnh tăng cường ngoại ngữ, ThS. Nguyễn Thúy Nga đề cập thêm, trường chú trọng giới thiệu cho sinh viên những cơ hội học bổng quốc tế mà trường kết nối để các em chủ động lên kế hoạch học tập trong 4 năm, có điều kiện đạt được.

Mê Tâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)