Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Sẽ “mổ xẻ” về những môn điểm thấp

Tạp Chí Giáo Dục

Năm 2019, t l tt nghip THPT ca cc là 94%. Vic phân tích sâu ph đim các tnh cho thy kết qu thi THPT quc gia năm nay đã phn ánh trung thc cht lưng giáo dc ca các đa phương, phù hp vi điu kin kinh tế, xã hi các vùng min…

Đi din trưng ĐH phát biu ý kiến ti hi ngh

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng (Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT) thông tin điều này tại Hội nghị công tác tuyển sinh năm 2019 và thực hiện Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 17-7 ở 3 điểm cầu Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.

Xét nhiu phương thc cn xác đnh t l phù hp

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng đánh giá, kỳ thi THPT quốc gia 2019 được tổ chức đúng quy chế, nghiêm túc, các trường ĐH, CĐ phối hợp hiệu quả với các địa phương, chấm thi trắc nghiệm nghiêm túc, bảo mật, hoàn thành đúng kế hoạch. Tuy nhiên, một số trường không cử đủ cán bộ tham gia kỳ thi, có trường còn có cán bộ coi thi vi phạm quy chế.

Tỷ lệ đăng ký xét tuyển ĐH-CĐ của thí sinh cả nước tương đối ổn định trong 3 năm trở lại đây, cụ thể, năm 2019 là hơn 73%, năm 2018 là 74% và 2017 là gần 74%. Năm 2019, cả nước có 489.637 chỉ tiêu tuyển sinh, tăng 7% do các trường kiểm định xác định theo năng lực, trong đó, khối sư phạm có 46.285 chỉ tiêu, tương đương 73% nhu cầu của các tỉnh. Bà Phụng cho rằng, không hẳn các trường sư phạm sẽ tuyển đủ nguồn chỉ tiêu này, thực tế năm 2018, các trường chỉ tuyển được 44% nhu cầu đào tạo sư phạm của các tỉnh.

Bà Phụng lưu ý các trường nếu tuyển sinh nhiều phương thức, cần xác định tỷ lệ phù hợp để đảm bảo chất lượng đầu vào; nghiên cứu so sánh chất lượng quá trình học tập, tốt nghiệp, việc làm của các sinh viên vào học theo các phương thức xét tuyển khác nhau, từ đó có phương án chủ động tuyển sinh, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cho các năm sau.

Tại hội nghị, đại diện nhiều trường ĐH cũng đã có những ý kiến đề xuất, đóng góp cho công tác tổ chức thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH-CĐ năm tới, cho rằng, chỉ nên khắc phục, thay đổi những điểm còn tồn tại, hạn chế và duy trì, phát huy những mặt được của kỳ thi. Ông Đinh Đức Anh Vũ (Trưởng ban ĐH, ĐH Quốc gia TP.HCM) đề xuất, để có thể phối hợp tốt hơn với các sở GD-ĐT và tạo sự chủ động cho các ĐH, năm tới Bộ GD-ĐT cần có cơ chế về tài chính thống nhất ở các địa phương. Năm 2019, ĐH Quốc gia TP.HCM cử hơn 2.200 cán bộ tham gia tổ chức thi THPT quốc gia, chia thành 2 đoàn ở 2 địa phương khác nhau. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương lại có sự khác biệt nhau về tài chính, gây trở ngại.  TS. Nguyễn Thị Minh Hồng (Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) đề xuất giữ nguyên ngưỡng điểm sàn 17 như năm trước để thuận tiện cho các trường trong tuyển sinh. PGS.TS Trần Hoàng Hải (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM) cho rằng chỉ nên tạm vui mừng với kết quả ban đầu của kỳ thi năm nay, rút kinh nghiệm kỳ thi năm trước cũng không nên vội vàng. Việc giao cho các trường ĐH chấm thi trắc nghiệm năm nay được xem như một giải pháp hạn chế tiêu cực. Tuy nhiên, ông Hải cũng nhìn nhận, năm nay các trường tự chủ tuyển sinh đang gặp khó khăn. “Tại trường sắp tới sẽ gọi nhập học khoảng 4.000 thí sinh, nếu tham gia lọc ảo chung có khả năng sẽ mất đi một lượng thí sinh đã được chốt đậu” – ông Hải nói.

S m x, rút kinh nghim v nhng môn đim thp

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhận định, cả nước vừa kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Đây là kỳ thi quan trọng, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, trường ĐH, toàn xã hội tổ chức kỳ thi thành công. Trên cơ sở kết quả phân tích kỹ phổ điểm của từng môn, từng tỉnh, cuối tuần này, bộ sẽ tổ chức hội nghị giám đốc sở GD-ĐT để bàn kỹ về phổ điểm này, lý giải nguyên nhân vì sao môn này, môn kia thấp, mổ xẻ, rút kinh nghiệm. Như vậy, kỳ thi không chỉ để xét tốt nghiệp, làm cơ sở tuyển sinh mà quan trọng hơn là giúp ngành giáo dục phân tích, điều chỉnh chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; có giải pháp nâng cao chất lượng ở bậc phổ thông, nhất là những môn học có kết quả thấp trong kỳ thi THPT quốc gia như lịch sử, tiếng Anh.

Cn sm công b phương thc thi và tuyn sinh sau năm 2021

TS. Lê Anh Phương – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế cho rằng: Công tác tổ chức thi được triển khai rất nghiêm túc, đội ngũ giáo viên, giảng viên và lãnh đạo các trường ĐH đã chuyên nghiệp trong các khâu tổ chức thi nên chúng ta cũng đừng lo lắng quá làm ảnh hưởng đến tâm lý phòng thi. Việc triển khai tổ chức thi đang hướng tới làm sao cho nhẹ nhàng, an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế. Từ phổ điểm các môn thi cho thấy, đề thi đáp ứng yêu cầu vừa xét tốt nghiệp THPT vừa làm căn cứ để các trường đại học tổ chức xét tuyển sinh. Đề nghị Bộ GD-ĐT sớm công bố “điểm sàn” xét tuyển vào các trường đào tạo ngành sư phạm và sức khỏe để các trường có thể tiếp nhận những thí sinh có điểm thi cao.

Còn theo GS.TSKH Bùi Văn Ga – nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT,  kết quả kỳ thi đánh giá đúng thực chất chất lượng của HS phổ thông. Ngành GD đã từng bước thực hiện nói không với tiêu cực trong thi cử. Năm nay công tác coi thi, chấm thi được siết chặt, kết quả tốt nghiệp THPT của cả nước đạt 94,75, không lệch nhiều so với những năm trước đây, chứng tỏ rằng chất lượng giáo dục phổ thông ngày càng được cải thiện. “Phương thức thi và tuyển sinh đã bắt đầu hoàn thiện. Bộ GD-ĐT đã công bố phương thức tuyển sinh sẽ ổn định trong 3 năm, tức là đến năm 2020. Nhưng đến năm 2021 thì như thế nào, có áp dụng phương thức thi và tuyển sinh như hiện nay hay sẽ thay đổi? Thay đổi phương án tuyển sinh là không hề đơn giản, từ bây giờ đã phải chuẩn bị và phải sớm công bố cho xã hội, người học và các trường ĐH được biết từ cấu trúc đề thi, cách thức tổ chức… để có sự chuẩn bị, tránh sự bị động cho người học và các trường” – nguyên Thứ trưởng Bùi Văn Ga đề xuất.

Vĩnh Yên

Theo Bộ trưởng, không phải năm nay 2 môn này mới có kết quả thấp mà những năm trước cũng vậy. Năm nay, khi phân tích phổ điểm, nhìn chung lịch sử và tiếng Anh đã có sự tiến triển nhưng kết quả như vậy vẫn chưa chấp nhận được nên cần phải phân tích kỹ, rút kinh nghiệm cho kỳ thi sang năm.

Bộ trưởng đề nghị, qua hội nghị này, các trường rà soát lại, thực hiện nghiêm túc cam kết trong đề án tuyển sinh. Năm nay chúng ta cải thiện chất lượng ngay từ khâu đầu là xét tuyển, mặc dù chất lượng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là quá trình đào tạo… Không chỉ chọn được những học sinh tốt để đủ đầu vào, trường ĐH còn phải trách nhiệm với người học, cam kết với họ để khi ra trường có kết quả tốt.

Bài, ảnh: Mê Tâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)