Những ai đưa thông tin lên mạng làm ảnh hưởng danh dự người khác, lợi ích quốc gia… có thể bị phạt tới 3 năm tù nếu thông tin đó được xem ít nhất 5.000 lần hoặc chuyển tiếp 500 lần.
|
Tin đồn thất thiệt trên mạng phát tán nhanh, gây hậu quả nghiêm trọng. Minh họa: China Daily. |
Hướng dẫn mới của Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc giải thích những chế tài đối với hành vi lan truyền tin đồn trên mạng, làm tổn hại danh dự, tống tiền hoặc chọc tức người khác… Theo đó, những ai bịa đặt hoặc bóp méo thông tin làm tổn hại uy tín của cá nhân hoặc tổ chức, và chia sẻ những thông tin này một cách trực tiếp hoặc thông qua người khác có thể bị buộc tội bôi nhọ – một loại tội hình sự ở Trung Quốc.
Tại cuộc họp báo hôm thứ Hai, ông Sun Jungong, phát ngôn viên của Tòa án Nhân dân Tối cao, khẳng định, những người đưa thông tin lên mạng để giúp phát hiện tham nhũng sẽ không bị buộc tội, ngay cả khi thông tin của họ không chính xác hoàn toàn.
Cách giải thích mới của tòa án cũng xác định “những trường hợp nghiêm trọng” làm ảnh hưởng danh dự người khác có thể bị phạt 3 năm tù. Những người đăng tải thông tin có tác động tiêu cực đáng kể tới nạn nhân hay gia đình họ sẽ bị điều tra theo diện “nghiêm trọng”.
Tuy nhiên, ông Sun nói rằng, cơ quan công tố chỉ có thể buộc tội hình sự đối với hành vi xúc phạm danh dự nếu thông tin đó gây tác hại nghiêm trọng đối với trật tự xã hội hay lợi ích quốc gia. Những hành vi đó bao gồm kích động số đông, phá rối trật tự công cộng và xúi giục xung đột tôn giáo và dân tộc. Một số hành vi làm ảnh hưởng tới danh dự và hình ảnh quốc gia cũng bị liệt vào nhóm này.
Tòa án cho biết hành vi trục lợi từ việc giúp người khác xóa thông tin đăng tải trên mạng cũng bị coi là vi phạm pháp luật. Những ai nhận số tiền hơn 20.000 nhân dân tệ (khoảng 68 triệu đồng) từ hành vi này sẽ bị coi là vi phạm “nghiêm trọng”.
Theo ông Sun, tính đến cuối tháng 6, số người sử dụng internet ở Trung Quốc là 591 triệu. Cảnh sát nước này gần đây bắt giữ nhiều người bị cáo buộc tung tin thông tin sai lệch, nhưng vẫn thiếu hướng dẫn chi tiết để giải quyết thống nhất các vụ việc nảy sinh ở nhiều tỉnh.
Theo GS Shen Yang công tác tại ĐH Vũ Hán, hướng dẫn mới của tòa án sẽ giúp dọn sạch môi trường internet, loại bỏ thông tin xuyên tạc, bóp méo.
Tuy nhiên, GS Shen cho rằng, mặt trái của quy định này là có thể khiến cư dân mạng thận trọng hơn hoặc ít muốn chia sẻ thông tin, suy nghĩ hơn trong thế giới ảo. Vì thế, cảnh sát nên thận trọng trong việc xử lý các tin đồn bôi nhọ hoặc gây tổn thất được đọc ít nhất 5.000 lần hoặc chuyển tiếp 500 lần, vì một số người có thể lợi dụng giới hạn này để tấn công người khác hoặc gây mâu thuẫn. GS luật Liu Deliang ở ĐH Bắc Kinh cho rằng, tổn thất mà cá nhân phải gánh chịu không thể được đánh giá bằng con số thống kê.
Gia Tùng – TPO
Theo China Daily
Tin liên quan
Trong mùa giải Cuộc thi Robotacon WRO 2024 đầy thách thức diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, đội tuyển Trường THCS Hồng...
Mùa hè là thời điểm lý tưởng để các bạn trẻ tận dụng cơ hội học tập và khám phá môi trường...
IELTS MENTOR: Trong hành trình hơn 4 năm qua, IELTS Mentor đã không ngừng nỗ lực để hiện thực hóa câu slogan...
Trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh và luyện thi IELTS tại Việt Nam, việc xây dựng và duy trì mối quan...
Bình luận (0)