Sự kiện giáo dụcTin tức

Sẽ thành lập 3 trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao

Tạp Chí Giáo Dục

3 trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao dự kiến sẽ được thành lập tại 3 trường cao đẳng ở 3 miền, nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Trường CĐ Kỹ nghệ 2 dự kiến trở thành một trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao /// B.H
Trường CĐ Kỹ nghệ 2 dự kiến trở thành một trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao. B.H
Ngày 10.9, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB- XH) phối hợp với Chương trình Đổi mới giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam (GIZ-TVET) tổ chức Hội thảo trực tuyến "Kinh nghiệm quốc tế trong thành lập các trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao". Tại đây, các chuyên gia cho rằng việc ưu tiên, tập trung đầu tư các dự án về đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao có tính chất liên vùng là một yêu cầu cấp bách.
Sẽ thành lập 3 trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao - ảnh 1
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. M.Q
 

Theo ông Đinh Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, 3 trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao sẽ được thành lập trên cơ sở đầu tư, cấu trúc lại 3 trường CĐ gồm: Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ (tại Hà Nội), Trường CĐ Kỹ nghệ Dung Quất (tại Quảng Ngãi) và Trường CĐ Kỹ nghệ II (tại TP.HCM). Các trường CĐ chất lượng cao khác sẽ là các vệ tinh của 3 trung tâm này.
Tiến sĩ Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, thông tin thêm, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã đưa ra một số yêu cầu cốt lõi để có thể thành lập các trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, như phải đổi mới và đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thiết bị, công nghệ, cung cấp các xưởng thực hành kỹ thuật với các công nghệ mới nhất, xây dựng các tiêu chuẩn được công nhận trên toàn quốc gia, đào tạo chuyên sâu về một số ngành nghề, hỗ trợ và đào tạo phục vụ sự nghiệp chuyển đổi số. Bên cạnh đó, xây dựng chương trình giảng dạy giáo dục nghề nghiệp chung đảm bảo tính quốc tế và tạo điều kiện cho quá trình công nhận lẫn nhau…
Theo Mỹ Quyên/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)