Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Sẽ thí điểm thay đổi giờ học đối với sinh viên

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Ngày 25/10, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã có cuộc họp giao ban với các sở, ban, ngành có liên quan, nghiên cứu dự thảo của Bộ Giao thông vận tải về việc thay đổi giờ làm, giờ học.
Tại buổi họp sáng 25/10, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho hay: Trước mắt sẽ điều chỉnh giờ học, giờ làm của sinh viên, các trung tâm thương mại. Đây là những đối tượng độc lập trong đi lại và ít phụ thuộc.
Buổi họp này có sự tham gia của Sở Giáo dục và Đào tạo; Văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia; Đại diện Sở Nội vụ Hà Nội; Viện Chiến lược, Vụ Môi trường (Bộ Giao thông vận tải)… Tại buổi họp sáng nay, đại diện các sở, ban ngành đã thẳng thắn đóng góp ý kiến của mình để xây dựng đề án dự thảo thay đổi giờ học, giờ làm.
Sẽ thí điểm thay đổi giờ học, giờ làm đối với nhóm học sinh và các trung tâm thương mại.
Đại diện Sở Nội vụ Hà Nội nhận định, dự thảo của Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh 3 nhóm đối tượng: công chức, trường học và kinh doanh thương mại. Vậy các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước thì sao? Họ có bị điều chỉnh hay không? Các nhóm chưa khảo sát thì sẽ như thế nào…?
Chính vì vậy, đại điện Sở Nội vụ đã góp ý kiến rằng: Nên khảo sát tổng thể về mật độ tham gia giao thông, các quận nội thành nơi có mật độ giao thông đông nhất cần phải khảo sát thống nhất tất cả các nhóm đối tượng. Qua đó để tính toán thống nhất thời gian, có như vậy mới đạt hiệu quả cao và tránh gây khó khăn cho người dân.
Còn đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã nêu rõ quan điểm rằng: Hiện tại, học sinh từ lớp 2 – 5 tỉ lệ trái tuyến trung bình dưới 12-13%. Do đó chỉ xê dịch múi giờ khoảng 30 phút (đối với học sinh mầm non, tiểu học bắt đầu học từ 8h, cán bộ công chức Hà Nội làm việc từ 8h30) thì việc đưa đón các cháu là khó khăn. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề xuất khoảng cách thời gian giữa hai nhóm đối tượng này nên là 1 giờ đồng hồ.
Bên cạnh đó, ông Lê Đỗ Mười, Viện Chiến lược, Bộ Giao thông vận tải cho rằng: “Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương này, trên phương diện nghiên cứu tôi cho rằng doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước nằm chủ yếu ở khu vành đai nên không phân nhóm. Tuy nhiên cần xem xét lại nhóm sinh viên, nên bố trí đi chung vào một giờ nhất định.”
Theo đại diện Vụ Môi trường, Bộ Giao thông vận Tải: “Tôi hoàn toàn nhất trí về dự thảo, nhưng đề nghị phân rõ trách nhiệm các bộ ngành liên quan trong quá trình tiến hành công việc. Phải có sự kết hợp giữa các ngành, không nên chỉ đổ hết lên đầu ngành giao thông và Cảnh sát giao thông. Giờ học và làm việc sau khi thay đổi sẽ tác động đến các đối tượng bị điều chỉnh, mặt khác còn tác động đến rất nhiều thành phần khác.
Bên cạnh những ý kiến đồng tình, ủng hộ đề án thay đổi giờ học, làm việc thì vẫn có những ý kiến quan ngại về việc này.
Theo ông Thân Văn Thanh – Chánh văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, giải pháp này không phải là bài thuốc đặc hiệu. Việc điều chỉnh giờ không phải chuyện mới, đã đề cập tới từ nhiều năm nay nhưng chưa đủ yếu tố để thực hiện. Phải nói trước là việc thay đổi giờ làm, giờ học không phải là bài thuốc đặc hiệu mà nó cũng là một trong nhóm các biện pháp tổng thể giải quyết vấn đề ùn tắc. Dù phương án nào dù giải pháp nào chúng ta cũng phải đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân hiểu được. Đấy mới là yếu tố để đảm bảo thành công.
Liên quan đến đề xuất thay đổi giờ làm việc, giờ học để giảm ùn tắc giao thông, nhiều chuyên gia cho rằng có thể thực hiện, nhưng cần nghiên cứu kỹ thời gian chênh lệch của các cơ quan trường học trước khi thực hiện, mới hy vọng mang lại hiệu quả.
Theo T.Minh
(Petrotimes)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)