Ước tính số người nhiễm cúm A/H1N1 phải nhập viện chưa đến 1/10 số bệnh nhân nhiễm bệnh trên thực tế. Điều này cho thấy nhiều người đã miễn dịch với cúm A/H1N1 và tự khỏi bệnh mà không cần điều trị
TS Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, nhận định rằng hiện các bệnh viện (BV) đều quá tải bệnh nhân cúm A/H1N1. Có BV dù không còn chỗ nằm cho người bệnh nhưng vẫn cho bệnh nhân nhập viện, bởi chỉ nhập viện họ mới được cấp thuốc Tamiflu để điều trị. Trong khi có đến 80% số bệnh nhân cúm biểu hiện nhẹ, không cần phải nhập viện, có thể nhận thuốc tại các cơ sở y tế xã, phường để tự điều trị tại nhà.
Ông Kính đề xuất Bộ Y tế cần cân nhắc việc cấp thuốc đến tận xã, phường để giảm gánh nặng cho người bệnh cũng như BV vì khi dịch lan mạnh ra cộng đồng chắc chắn sẽ phải điều trị tại nhà.
Ông Kính đề xuất Bộ Y tế cần cân nhắc việc cấp thuốc đến tận xã, phường để giảm gánh nặng cho người bệnh cũng như BV vì khi dịch lan mạnh ra cộng đồng chắc chắn sẽ phải điều trị tại nhà.
Điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1 tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia. Ảnh: K.Quốc
Cần lập các đội phản ứng nhanh
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, để giảm gánh nặng cho điều trị, cần lập các đội phản ứng nhanh để điều trị cúm A/H1N1 ngay tại cộng đồng khi BV không thể đáp ứng đủ điều trị.
Theo bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Khoa Hồi sức cấp cứu nội BV Xanh Pôn, có những gia đình chỉ một người vào nằm viện điều trị nhưng những người còn lại do quá lo lắng nên cũng đòi nhập viện. Trước tình trạng quá tải, BV đành tư vấn cho những người có bệnh cảnh bình thường theo dõi cách ly tại nhà và chỉ trường hợp cần thiết bác sĩ mới chỉ định cho nhập viện điều trị.
Mặc dù chế độ điều trị tại nhà cho bệnh nhân nhiễm cúm đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng, tuy nhiên theo TS Lý Ngọc Kính, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh – Bộ Y tế, Bộ Y tế chưa khuyến cáo người dân điều trị tại nhà. Ông Kính cho rằng hiện các cơ sở điều trị của ngành y tế vẫn đáp ứng được việc điều trị cho bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1.
Chưa cấp Tamiflu cho y tế xã, phường
Bộ Y tế bảo đảm không thiếu thuốc Tamiflu điều trị nhưng chưa cấp thuốc đến tận các cơ sở y tế xã, phường. Hiện nay, để điều trị cúm A/H1N1, “vũ khí” quan trọng nhất vẫn là Tamiflu, nếu phát thuốc ồ ạt, không ai kiểm soát chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng kháng thuốc.
“Phác đồ điều trị Tamiflu thường kéo dài 5 ngày nhưng nếu người bệnh chỉ uống 2- 3 ngày đã thấy khỏi và ngừng thuốc thì sẽ tạo ra loại vi khuẩn kháng thuốc ở lần điều trị tiếp theo. Hơn nữa, thực tế thời gian qua đã xảy ra những trường hợp dị ứng sau khi uống Tamiflu. Nếu người bệnh không được theo dõi và xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khác cho cơ thể”- ông Lý Ngọc Kính nhấn mạnh và cho biết thêm là ước tính số người nhiễm cúm A/H1N1 phải nhập viện chưa đến 1/10 số bệnh nhân nhiễm bệnh trên thực tế.
Điều này cho thấy nhiều người đã có miễn dịch với cúm A/H1N1 và tự khỏi bệnh mà không cần điều trị. Vì thế, các trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 ở thể nhẹ có thể tự cách ly, theo dõi tại nhà trong vòng 7 ngày. Nếu có các triệu chứng sốt, mệt mỏi, suy hô hấp mới cần tới các BV đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện để khám.
“Phác đồ điều trị Tamiflu thường kéo dài 5 ngày nhưng nếu người bệnh chỉ uống 2- 3 ngày đã thấy khỏi và ngừng thuốc thì sẽ tạo ra loại vi khuẩn kháng thuốc ở lần điều trị tiếp theo. Hơn nữa, thực tế thời gian qua đã xảy ra những trường hợp dị ứng sau khi uống Tamiflu. Nếu người bệnh không được theo dõi và xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khác cho cơ thể”- ông Lý Ngọc Kính nhấn mạnh và cho biết thêm là ước tính số người nhiễm cúm A/H1N1 phải nhập viện chưa đến 1/10 số bệnh nhân nhiễm bệnh trên thực tế.
Điều này cho thấy nhiều người đã có miễn dịch với cúm A/H1N1 và tự khỏi bệnh mà không cần điều trị. Vì thế, các trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 ở thể nhẹ có thể tự cách ly, theo dõi tại nhà trong vòng 7 ngày. Nếu có các triệu chứng sốt, mệt mỏi, suy hô hấp mới cần tới các BV đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện để khám.
Tuy nhiên, ông Kính cũng đặc biệt lưu ý những người nhiễm cúm A/H1N1 là phụ nữ mang thai, người già, trẻ em hoặc có bệnh mãn tính như tim mạch, hen, lao phổi, tiểu đường, béo phì, suy dinh dưỡng, AIDS… nhất thiết phải đến BV điều trị, vì đây là những người có nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cao.
Cũng theo ông Kính, một lý do nữa khiến ngành y tế khuyến cáo không nên điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1 tại nhà là do bệnh nhân cúm A/H1N1 cần được sử dụng Tamiflu càng sớm càng tốt và tốt nhất là trong 24 giờ đầu, từ khi nhiễm bệnh.
Cuối tuần qua, Tiểu ban Điều trị quốc gia về dịch cúm A/H1N1 đã họp xem xét lại quy trình điều trị đối với bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1, bởi thực tế thời gian qua ở nhiều nơi còn lúng túng trong áp dụng Tamiflu điều trị bệnh nhân cúm.
Cuối tuần qua, Tiểu ban Điều trị quốc gia về dịch cúm A/H1N1 đã họp xem xét lại quy trình điều trị đối với bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1, bởi thực tế thời gian qua ở nhiều nơi còn lúng túng trong áp dụng Tamiflu điều trị bệnh nhân cúm.
Uống thuốc Tamiflu ngay khi có triệu chứng
Theo TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, số trường hợp tử vong do cúm A/H1N1 hiện nay tăng lên không phải do virus biến đổi tăng độc tính mà là do các trường hợp có các yếu tố nguy cơ bị mắc tăng.
Vì thế cần điều trị sớm cúm A/H1N1 ngay cho các nhóm đối tượng có nguy cơ khi có các biểu hiện lâm sàng và dịch tễ, không cần phải chờ kết quả xét nghiệm. Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân không chủ quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao. |
Bài và ảnh: Ngọc Dung (NLĐ)
Bình luận (0)