Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

SGK riêng cho HS dân tộc

Tạp Chí Giáo Dục

Trẻ vào tiểu học chưa biết tiếng Việt sẽ học theo bộ SGK riêng, trên cơ sở chuẩn chung, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Đối với trẻ đã biết tiếng Việt thì học theo SGK chung, trong đó giáo viên sẽ được hướng dẫn về phương pháp.


Điểm Thôn Me, Trường tiểu học Bãi Trành, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa có nhân viên hỗ trợ giáo viên tiếng dân tộc. Ảnh: Bảo Anh

Ông Mông Ký Slay, Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc cho biết như vậy tại hội nghị chuyên đề giáo dục ngôn ngữ và chất lượng giáo dục cho vùng dân tộc thiểu số do Bộ GD-ĐT và các tổ chức quốc tế diễn ra trong 2 ngày 3-4/12.

Ông Slay cho biết, Bộ GD-ĐT, định hướng giáo dục ngôn ngữ cho trẻ em dân tộc thiểu số là dạy bằng tiếng dân tộc (tiếng mẹ đẻ) và dạy tiếng Việt.

Năm học này, Bộ điều chỉnh kế hoạch dạy học môn tiếng Việt lên 15 tuần, là 50 tuần/năm học theo các cách dạy 2 buổi/ngày hoặc kéo dài thêm thời gian sau năm học.

Từ năm 1978, đã biên soạn sách tiếng Chăm cho HS tiểu học. Đến nay, sau nhiều lần chỉnh lý, bộ sách chữ Chăm đã có giá trị thiết thực trong đời sống cộng đồng. Tỉnh Ninh Thuận đã phủ kín 100% các trường và 100% HS Chăm cấp tiểu học được học chữ Chăm. Việc này đã góp phần tích cực, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho HS tiếp thu tốt tiếng phổ thông.

Bảo Anh (Vietnemnet)

Bình luận (0)