Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

Siết chặt khâu kiểm tra cho mỗi bữa ăn của học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Bên cnh vic la chn thc đơn theo mùa đ giúp tr tăng cưng sc đ kháng, các trưng hc ti TP.Đà Nng có bếp ăn bán trú thưng xuyên siết cht khâu kim tra, giám sát đ mi ba ăn ca hc trò đu đm bo an toàn thc phm (ATTP).

Học sinh Trường Tiểu học Ngô Gia Tự (quận Sơn Trà) trong giờ ăn trưa tại trường 

An toàn thc phm t nhà bếp

Từ đầu năm học, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hải Châu) đã nhanh chóng thành lập Ban ATTP trường học. Theo đó, Ban Giám hiệu trong vai trò các trưởng, phó ban trực tiếp chịu trách nhiệm phân công, kiểm tra, giám sát việc thực hiện bữa ăn bán trú cho học sinh từ khâu chọn nhà cung cấp thực phẩm đến các khâu bảo quản, chế biến… Thầy Nguyễn Thái Phong – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, ban cung cấp tài liệu hướng dẫn vệ sinh ATTP, tuyên truyền trong học sinh và giáo viên về ATTP; theo dõi nơi cung cấp, nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm cung cấp cho trường. Công tác ATTP bán trú được kiểm tra hàng ngày.

Sau mỗi bữa ăn, bếp trưởng lưu chịu trách nhiệm mẫu thức ăn, niêm phong, vào sổ lưu và hủy mẫu đúng thời gian. Đặc biệt, nhà trường còn cử đại diện cha mẹ học sinh theo dõi, hỗ trợ trong việc kiểm tra vệ sinh ATTP bán trú, cập nhật thông tin phản ánh từ phụ huynh của trường về vấn đề sức khỏe học sinh hàng ngày sau khi về nhà; kiểm tra các nhà cung ứng thực phẩm nhà trường đã ký kết để hạn chế tối đa những trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh.

Công tác thắt chặt kiểm tra, giám sát bữa ăn bán trú được các ban giám hiệu nhà trường tại Đà Nẵng rất chú trọng. Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (quận Hải Châu) cho biết, nhà trường chú trọng siết chặt quy trình tổ chức bếp ăn bán trú từ khâu nhận thực phẩm sống, đến sơ chế, chế biến và chia thức ăn chín đến từng học sinh. Bởi vì chỉ cần sơ suất trong bất cứ một khâu nào, dù là chi tiết nhỏ cũng đều là nguy cơ ảnh hưởng đến việc đảm bảo chất lượng bữa ăn của các em. Cô Nguyệt cho biết, hệ thống bếp của các trường tiểu học gần như không trang bị máy rã đông. Vì vậy, nhà trường không đặt hàng thực phẩm đông lạnh để tránh trường hợp rã đông tự nhiên không đảm bảo, gây nhiễm khuẩn.

Tại Trường Tiểu học Ngô Gia Tự (quận Sơn Trà), cô Trần Thị Kim Bình, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, đơn vị thực hiện chặt chẽ kiểm tra thực phẩm 3 bước. Từ khâu tiếp nhận thực phẩm đầu vào, kiểm tra độ tươi của từng thực phẩm một cách kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, nhân viên y tế sẽ chịu trách nhiệm giám sát thực hiện bếp ăn, từ nhập nguyên liệu đến kiểm định nguyên liệu, test dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, formol, ure, hàn the… cho đến quá trình chế biến. Trung bình 6 tháng, nhà trường xét nghiệm nguồn nước một lần để đảm bảo các chỉ số theo yêu cầu. Nhân viên nhà bếp được khám sức khỏe định kỳ, tập huấn, cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và được yêu cầu thường xuyên nâng cao ý thức vệ sinh môi trường xung quanh khu vực chế biến thức ăn và cả khu vực nhà ăn.

Chú trng tăng cưng sc khe cho hc sinh

Công tác phục vụ bữa ăn bán trú cho học sinh được các trường chú trọng bảo đảm ATTP cho đến khâu cuối cùng. Cùng với việc tuyên truyền, hướng dẫn học sinh rửa tay sạch sẽ trước khi dùng bữa, giữ gìn vệ sinh trong bữa ăn tại trường, các quản sinh chia thức ăn cho học sinh phải mang đồng phục, găng tay, tóc cắt ngắn gọn gàng, đội mũ…

Nhân viên cấp dưỡng Trường Tiểu học Ngô Gia Tự chuẩn bị bữa ăn trưa cho học sinh

Thực đơn cho bữa cơm bán trú được nhiều trường xây dựng theo định lượng dinh dưỡng do Công ty Ajinomoto Việt Nam phối hợp Bộ GD-ĐT và Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) triển khai. Thầy Nguyễn Thái Phòng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu cho biết, trong bữa ăn của học sinh luôn có rau củ và thịt, cá, trứng luân phiên để học sinh không ngán mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cần thiết. Tùy theo từng mùa, nhà trường chú trọng tăng cường sức đề kháng cho học sinh bằng trái cây, sữa chua, lên thực đơn món ấm nóng vào mùa lạnh và các món mát mẻ vào mùa hè để giải nhiệt…

Để nâng cao nhận thức cho học sinh về giữ gìn vệ sinh, nhất là trước, trong và sau bữa ăn, Trường Tiểu học Ngô Gia Tự dành thời gian tổ chức chương trình giáo dục thay đổi nhận thức cho học sinh thông qua hoạt động cho các em xem những clip ngắn liên quan đến các bước rửa tay sạch trước khi ăn, các kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, cách giữ gìn môi trường sống sạch sẽ để tránh phát sinh ruồi muỗi, côn trùng… Thời gian học tiết cuối cùng cho đến bữa ăn trưa được nhà trường tính toán kỹ để học sinh có đủ thời gian di chuyển đến nhà ăn, vệ sinh cá nhân trước khi bước vào bàn ăn. Điều đó, giúp các em hình thành thói quen trước bữa ăn, tay phải được rửa sạch sẽ, tránh bị nhiễm khuẩn.

Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Đình Chinh cho biết, nhà trường luôn xây dựng thực đơn bữa ăn có tính toán đến việc kết hợp thực phẩm để tránh phản ứng chéo, tránh các thực phẩm khó tiêu không tốt cho sức khỏe của học sinh.

Việc đảm bảo bữa ăn cho học sinh đáp ứng an toàn thực phẩm từ nhà bếp đến bàn ăn không chỉ giúp học sinh tăng cường sức khỏe mà thông qua đó còn góp phần nâng cao chất lượng học tập, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng được ngành giáo dục quan tâm.

Hàn Giang

Bình luận (0)