Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

“Siêu thị hạnh phúc” dành cho người nghèo

Tạp Chí Giáo Dục

Ch cn đi bng phiếu, nhng ngưi nghèo có th mua đưc thc phm, nhu yếu phm cn thiết vi giá “0 đng”, đó là vic làm mang ý nghĩa nhân văn, chung tay vi ngưi dân cùng vưt qua dch bnh mà Ban Tr trì chùa Vĩnh Nghiêm (qun 3, TP.HCM) luôn hưng đến khi thc hin “Siêu th 0 đng”. Nhiu ngưi dân xúc đng gi đó là “Siêu th hnh phúc”.

Ngưi dân đưc mua nhng nhu yếu phm 0 đng ti chùa Vĩnh Nghiêm

m lòng gia mùa dch bnh”

Bà Đinh Thị Vịnh (57 tuổi, hành nghề bán vé số phải chịu cảnh thất nghiệp trong mùa dịch bệnh Covid-19) kể: “Mấy tuần nay vợ chồng tôi không đi bán vé số được, cũng không có việc gì để làm. Tiền mua đồ ăn không có, hai vợ chồng phải tranh thủ đi nhặt ve chai sống tạm qua ngày và trả tiền phòng trọ. Nghe có người phát phiếu mua thực phẩm với giá 0 đồng, vợ chồng tôi đi tới thử xem ai ngờ xách được quá nhiều đồ ăn về, dự là với số thực phẩm này cả hai vợ chồng sẽ ăn được trong vài ngày tới. Vợ chồng tôi rất vui mừng như người chết đuối vớ được phao…”.

Cầm túi mì tôm, dầu ăn, nước tương và nhiều vật dụng khác trên tay, bà Trương Thị Duyên (60 tuổi) nói với một nỗi niềm trân trọng: “Tôi rất biết ơn vì được giúp đỡ trong lúc khó khăn chồng chất này”. Bà Duyên trải lòng, quê ở miền Trung nhưng không có được mảnh đất cắm dùi, bà tha hương vào Sài Gòn kiếm sống từ nhiều năm nay. Không có nghề nghiệp, bà cùng nhiều người khác rủ nhau đi bán vé số, bán hàng rong mưu sinh. “Trước đó mỗi ngày tôi cũng kiếm được 150-200 ngàn đồng/ngày, sau khi chi tiêu các khoản ăn ở, sinh hoạt cũng để dành được vài chục ngàn. Đợt dịch bệnh vừa rồi chúng tôi không được bán, cũng lo lắng nên hạn chế ra ngoài, khó khăn chồng chất, khoản tiền tiết kiệm ít ỏi đã phải đưa ra để chi tiêu, cầm cự qua ngày. Mấy hôm trước tôi cũng được những người hàng xóm giúp đỡ chút đỉnh. Hôm nay tôi được nhận nhiều đồ như vậy cũng giúp cầm cự thêm được 5-10 ngày trong lúc khó khăn. Tôi rất mừng và biết ơn…”.

Tại đây, với phiếu mua hàng đã được phát đến tận tay từng người dân có hoàn cảnh khó khăn, mỗi người có thể chọn rất nhiều loại thực phẩm từ gạo, trứng, nước mắm, miến, mì các loại, thực phẩm khô… thậm chí là khẩu trang. Những thực phẩm, nhu yếu phẩm này sẽ phần nào đỡ đần khó khăn, chung tay với người dân trong thời điểm dịch bệnh vẫn còn nhiều phức tạp. Đúng như ý nghĩa nhân văn lan tỏa yêu thương – sẻ chia hạnh phúc, những ngày qua “Siêu thị 0 đồng” tại đây đã đón nhận và hỗ trợ hàng ngàn lượt người dân có hoàn cảnh khốn khó, phần lớn họ đều là những người dân nghèo không có thu nhập, thất nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19.

Nhiu vic thin trong mùa Pht đn

Không chỉ “Siêu thị 0 đồng” tại chùa Vĩnh Nghiêm, những phật tử tại nhiều ngôi chùa trên địa bàn TP.HCM cũng đang thực hiện những hoạt động thiện nguyện. Đây cũng là những hoạt động mang ý nghĩa nhân văn và thiết thực hướng đến mùa Đại lễ Phật đản nhân rộng phúc thiện, thành tâm cứu giúp những người gặp khó khăn trong mùa dịch.

Điển hình, tại quán cơm Diệu Thường (quận 10, TP.HCM) nhiều tháng nay đã giúp đỡ hàng ngàn người dân nghèo có được những bữa cơm tươm tất, ấm lòng. Trong đó, có sự góp sức của những phật tử đang làm công đức tại nhà, người góp công, người góp của. Mùa Phật đản này, họ cũng chung tay vì cộng đồng hỗ trợ những bữa ăn miễn phí chất lượng và phát thêm gạo, khẩu trang cho người nghèo. Chị Lê Thị Phương Dung (tình nguyện viên quán 0 đồng Diệu Thường) cho hay: “Hôm nay quán phát 400 phần bún bò chay và kết hợp tặng gạo thêm cho cô bác, còn khẩu trang vẫn phát thường xuyên cho cô bác để các cô, các bác chủ động bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch bệnh”. Chị Dung cho biết thêm, đợt dịch bệnh khiến nhiều người dân lâm vào khó khăn và tình trạng này kéo dài do đó tại quán đã tăng tần suất các bữa cơm từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần, đặc biệt vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc những ngày lễ quan trọng thì số lượng món ăn được tăng lên phong phú hơn, giúp người dân có được bữa ăn ngon hơn, chất lượng hơn.

Cũng trong nhiều năm qua, việc làm từ thiện với ý nghĩa “lá lành đùm lá rách” tại TP.HCM đã trở nên quen thuộc, được coi là nghĩa tình của người Sài Gòn, nhất là những phật tử, những cửa chùa, nơi luôn dang rộng vòng tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Sư thầy Đại đức Thích Giác Thọ – Chánh Văn phòng của Ban Phật giáo quốc tế, Giáo hội Phật giáo TP.HCM cho biết: “Đại lễ Phật đản sắp tới, chúng tôi là những người tu sĩ Phật giáo mong muốn mang lại yêu thương, hạnh phúc nhiều hơn nữa cho bà con phật tử cũng như bà con nghèo, có một mùa Phật đản rất là an lành hạnh phúc. Những hoạt động thiện nguyện trong thời gian này cũng nhằm mục đích, giúp đỡ cho bà con nghèo, những người tàn tật, neo đơn, bán vé số hay thất nghiệp, tạo điều kiện có nhu yếu phẩm vượt qua đại dịch Covid-19 này”.

Bài, ảnh: Nhã Nam

 

Bình luận (0)