Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

“Sinh vật bằng thép” đã ra đi

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Thiếu tá tình báo, Anh hùng Lc lưng Vũ trang nhân dân Nguyn Văn Thương (Hai Thương) – quê quán Tây Ninh đã ra đi tui 81 vì bo bnh.

Anh hùng tình báo Nguyn Văn Thương ti nhà riêng ca ông. Ảnh: T.An

Thế là từ nay, những thế hệ HS TP.HCM không còn được nghe ông nói chuyện lịch sử, về những giây phút chạm trán với địch; không còn được thấy một “sinh vật bằng thép” gan dạ, kiên trung bằng xương bằng thịt.

Tình báo Nguyễn Văn Thương nhập ngũ năm 1959. Sau thời gian huấn luyện, năm 1961, ông được chuyển về đơn vị trinh sát và làm bảo vệ cho ông Võ Văn Kiệt, lúc đó là Bí thư Thành ủy T4 Sài Gòn – Gia Định.

Hàng chục năm, Anh hùng tình báo Nguyễn Văn Thương có mặt ở cả 4 cụm tình báo, nắm hầu hết các tổ chức mạng lưới Phòng Tình báo phía Nam của ta. Những tài liệu ông vận chuyển từ Sài Gòn ra căn cứ có giá trị rất lớn, liên quan đến nhiều cán bộ tình báo sau chiến tranh đã ra công khai là những vị tướng, tá tình báo nhiều người đã biết.

Khi biết rõ lai lịch của ông, Cục Tình báo CIA đã ráo riết truy lùng. Năm 1969, ông bị bắt và bắt đầu chuỗi ngày bị giam cầm, tra tấn. Sau những giờ phút đánh đòn cân não, ông vẫn không khai nửa lời. Không khai thác được gì ở ông, chỉ trong 100 ngày, ông đã bị CIA cưa chân đến 6 lần, kể từ đó ông “làm bạn” với hai chiếc đòn. Trước sự gan dạ của ông, một đại tá CIA phải thốt lên: “Ôi, một sinh vật bằng thép!”.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất đất nước, tình báo Nguyễn Văn Thương trở về với cuộc sống đời thường giản dị, lạc quan và xây dựng hạnh phúc gia đình như bao người. Những buổi nói chuyện với HS, SV, thanh niên… là niềm vui sống của ông.

Di chứng của những đòn tra tấn khiến sức khỏe của ông yếu hẳn, việc sinh hoạt, đi lại vô cùng khó khăn nhưng ông vẫn tự mình phục vụ bởi “tôi tàn nhưng không phế”.

Khoảng chục năm trước, mỗi cuối tuần tôi thường đến nhà ông ở đường Bình Lợi (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) uống trà theo lời mời của ông. Lần nào cũng vậy, đích thân ông nhấc đòn ra mở cổng. Cứ tuần tôi không ghé, ông lại gọi điện hỏi thăm sức khỏe. Con người ông là vậy, bình dị mà sâu sắc, quan tâm, lo lắng đến người khác hơn chính bản thân mình.

Những ngày cuối đời, dù bệnh tật bủa vây nhưng ông vẫn lạc quan, yêu đời và luôn răn dạy cháu con sống tốt, không bon chen, sống không vì danh lợi… Trong cuốn sách Người bị CIA cưa chân 6 lần (nhà văn Mã Thiện Đồng), Anh hùng tình báo Nguyễn Văn Thương gửi gắm: “Tôi chân thành khuyên các bạn trẻ hãy sống sao cho xứng đáng với thành quả dựng nước và giữ nước oanh liệt, hào hùng của dân tộc Việt Nam. Các bạn hãy cố gắng học tập, rèn luyện bằng hết khả năng của mình, đem nhiệt huyết, tài năng và sức trẻ của mình cống hiến vào sự nghiệp xây dựng đất nước”.

Cái tên Nguyễn Văn Thương đã được ghi vào trang sử anh hùng đấu tranh giành độc lập. Ông đã ra đi nhưng vẫn bên cạnh chúng ta như một nhân chứng lịch sử.

T.An

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)