Những chiếc lá xà cừ, lá bàng đã rụng tưởng chừng vô ích đã biến thành thuốc nhuộm vải tự nhiên dưới bàn tay của "thầy phù thủy" sinh viên ở ĐH Bách khoa Hà Nội.
Dùng lá cây để làm thuốc nhuộm vải xuất phát từ ý tưởng của PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh, giảng viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Cô Lĩnh đã có hơn 15 năm trời say mê cùng những chất màu tự nhiên làm từ vỏ cây, vỏ quả, lá, gỗ. Tuy nhiên, việc biến những chiếc lá rụng thành thuốc nhuộm thì cô tin tưởng giao cho Trưởng.
Cứ thấy Nguyễn Quốc Trưởng, sinh viên khoa Dệt may – Thời trang, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội lang thang trong sân trường, dân tình biết ngay là anh bạn đang đi "săn"… lá xà cừ, lá bàng. Thời gian đầu, Trưởng cùng nhóm bạn tận dụng triệt để lá xà cừ rụng xuống từ các cây xà cừ trong trường. Nhưng để làm nghiên cứu thì số lượng lá gom được trong khuôn viên trường là chưa đủ. Và anh bạn quyết định đi gom lá từ nhiều cây xà cừ trên khắp các tuyến phố. Thậm chí, Trưởng còn có một danh sách mang tên "bản đồ xà cừ Hà Nội" chỉ những nơi có nhiều cây xà cừ để đi nhặt lá.
Cứ thấy Nguyễn Quốc Trưởng, sinh viên khoa Dệt may – Thời trang, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội lang thang trong sân trường, dân tình biết ngay là anh bạn đang đi "săn"… lá xà cừ, lá bàng. Thời gian đầu, Trưởng cùng nhóm bạn tận dụng triệt để lá xà cừ rụng xuống từ các cây xà cừ trong trường. Nhưng để làm nghiên cứu thì số lượng lá gom được trong khuôn viên trường là chưa đủ. Và anh bạn quyết định đi gom lá từ nhiều cây xà cừ trên khắp các tuyến phố. Thậm chí, Trưởng còn có một danh sách mang tên "bản đồ xà cừ Hà Nội" chỉ những nơi có nhiều cây xà cừ để đi nhặt lá.
Thu lá về rồi lại chọn ngày nắng to, giữa trưa để đem đổ lá ra phơi.
Trưởng (phải) đang kiểm tra mẫu vải.
Việc tổng hợp chất màu từ một loại lá không hề đơn giản, trải qua nhiều công đoạn hóa học. "Những ngày đầu nhuộm thử, mỗi tấm vải lại cho một màu khác nhau, lại rất dễ bị phai màu" – Trưởng kể. Phòng thí nghiệm có duy nhất một chiếc máy dùng để phân tích màu chính xác. Trưởng phải sắp xếp lịch rất chặt chẽ, đề ra phương án làm thí nghiệm cụ thể để tận dụng tối đa hiệu suất của máy móc.
Trưởng (giữa) đang cùng cô Lĩnh phân tích mẫu vải .
Để thẩm định chất lượng thuốc nhuộm, anh bạn còn phải đem từng sản phẩm đến một công ty ở huyện Đông Anh, Hà Nội để nhờ họ phân tích giúp. Hàng tháng trời, anh chàng đi lại giữa hai nơi chỉ để mong có được kết quả chính xác cho thí nghiệm.
Trưởng đang chế biến màu nhuộm.
"Sau hơn 1 năm nghiên cứu, tớ có thể khẳng định chất lượng của sản phẩm thuốc nhuộm vải từ lá xà cừ hiện nay. Không độc, không gây dị ứng, siêu bền màu và thân thiện với môi trường" – cậu bạn tự quảng cáo cho sản phẩm của mình. Trưởng còn bật mí một sáng tạo "nhỏ" nữa là biến bã lá thành phân vi sinh, giải quyết được khâu chất thải sau quá trình sản xuất.
Trưởng đang phơi lá xà cừ.
Sản phẩm của Trưởng đã được dùng để nhuộm vải phục vụ cho gian hàng thời trang của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tại Eco Fashion Show 2010. Thuốc nhuộm từ lá xà cừ cũng như từ các loại lá, vỏ cây, thân cây khác mà Trưởng cùng cô Lĩnh nghiên cứu nay mai sẽ có mặt và được đưa vào sản xuất tại Áo theo một dự án hợp tác của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Theo Hồng Trang
Sinh Viên Việt Nam
Bình luận (0)