Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Sinh viên cần “thái độ hơn trình độ”

Tạp Chí Giáo Dục

Mi quan h gia sinh viên và ging viên trưng ĐH, CĐ là nn tng quan trng đ xây dng và phát trin nhân cách ca ngưi hc. Thông qua mi quan h đó, sinh viên nâng cao nhn thc, xây dng thái đ, trách nhim và hành đng tích cc, góp phn hoàn thin phm cht, năng lc cn thiết ca bn thân sau khi ra trưng.


Theo tác gi, giáo dc thái đ cho sinh viên luôn là công vic quan trng và phc tp, đòi hi các ch th trong nhà trưng phi phát huy tt trách nhim, năng lc nhm hình thành thái đ tích cc cho ngưi hc (nh minh ha). Ảnh: R.M

Ngày nay, sinh viên là nguồn nhân lực chất lượng, là những người được đào tạo về các lĩnh vực, các em sẽ góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong những năm qua, các trường ĐH, CĐ trên cả nước đã đào tạo được nhiều sinh viên có trình độ chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, do chưa ổn định về mặt nhân cách, thiếu chín chắn nên một bộ phận sinh viên cũng bộc lộ không ít những hạn chế, thậm chí là yếu kém, trong đó có sự hạn chế về thái độ đối với giảng viên, thể hiện ở việc thiếu tôn trọng, lễ phép với người thầy trong học tập, rèn luyện và giao tiếp; thiếu thiện chí trong sự hợp tác với giảng viên; thiếu trung thực trong quá trình học tập… ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường, đến uy tín đội ngũ nhà giáo và đặc biệt để lại hậu quả lớn cho chính bản thân sinh viên sau này. Vì vậy, hiểu đúng thái độ và giáo dục thái độ cho sinh viên hiện nay là rất quan trọng, giúp cho các em hoàn thiện nhân cách, phát triển toàn diện phẩm chất đạo đức bản thân.

Dưới góc độ tâm lý học, thái độ là sự phản ứng tích cực hoặc tiêu cực bằng những rung động của chủ thể với một đối tượng nào đó liên quan đến nhu cầu của bản thân. Thái độ được cấu thành bởi 3 thành tố là nhận thức, cảm xúc và hành vi. Trên cơ sở nhận thức đúng mà bộc thái độ tích cực và chuyển biến mạnh mẽ về hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên, có sinh viên dù nhận thức đúng nhưng thái độ lại hạn chế như tự tin thái quá, thiếu khiêm tốn, khó gần gũi, bốc đồng… dẫn đến hệ lụy là các em lĩnh hội kiến thức tốt, kết quả đánh giá đạt giỏi hoặc xuất sắc nhưng lại khó thành công trong cuộc sống, khó thích nghi được với môi trường xung quanh. Trong quá trình học tập, rèn luyện có sinh viên dù đã được phổ biến đầy đủ quy định, quy chế, nền nếp, các chế độ mà người học được thụ hưởng tại nhà trường nhưng vẫn có biểu hiện thái độ dửng dưng, thờ ơ, vô cảm ngay với giảng viên – người trực tiếp giúp mình chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng… Thậm chí, còn có vụ việc sinh viên xâm phạm đến danh dự, thân thể của người thầy trong các nhà trường.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thái độ thiếu tích cực của sinh viên. Trước hết, do công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt quy chế, quy định của các nhà trường có thời điểm còn hạn chế, chưa sâu sát, chưa mang lại hiệu ứng tích cực; việc giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả chưa gắn với chuẩn đầu ra; vì vậy dẫn đến tình trạng sinh viên vi phạm quy chế, quy định một cách không chủ ý. Hay nói cách khác là do sinh viên thiếu hiểu biết nên vi phạm một cách không tự giác. Một khi sinh viên hiểu biết chưa đầy đủ thì các em sẽ mơ hồ và dẫn đến vi phạm. Ngoài ra, một số sinh viên còn nhiễm những thói quen sống từ môi trường cũ chưa được khắc phục, nhất là xưng hô với giảng viên, thiếu tôn trọng tập thể, vô lễ, coi thường thầy cô…; hiện tượng này nếu không được chấn chỉnh, xử lý sẽ rất nguy hại, ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ thầy trò.

Để sinh viên có thái độ tích cực, hình thành hành vi phù hợp, lãnh đạo các nhà trường cần chú ý một số biện pháp sau đây: Một là, nhà trường thường xuyên tổ chức giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho sinh viên về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, phổ biến quy chế của Bộ GD-ĐT, quy chế học sinh – sinh viên, triết lý giáo dục, truyền thống của nhà trường, chuẩn đầu ra chương trình đào tạo… Muốn có thái độ tích cực trước hết cần phải nâng cao nhận thức cho sinh viên, từ đó phát huy tốt trách nhiệm và chuyển hóa thành hành vi tích cực. Đồng thời, khi sinh viên bước vào giảng đường, phải thực hiện tốt các phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, sinh viên tích cực”, “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”… Hai là, ban giám hiệu nhà trường phải duy trì nghiêm kỷ luật học đường. Bất kỳ tổ chức nào cũng phải có kỷ luật, không có kỷ luật sẽ dẫn đến sự tùy tiện, vô tổ chức, vô nguyên tắc. Trường học là một tổ chức, do đó các trường ĐH, CĐ phải thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương trường học, đó cũng chính là yêu cầu cao để mọi sinh viên phải chấp hành một cách tự giác. Do vậy, các quy chế, quy định cần phải được xây dựng một cách cụ thể, rõ ràng. Từ việc chấp hành nghiêm quy chế GD-ĐT đến quan hệ, giao tiếp, phát ngôn, ứng xử của sinh viên với đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên trong nhà trường. Ở mỗi lớp, cần phát huy vai trò của giảng viên chủ nhiệm, thầy cô chính là hạt nhân, là trung tâm đoàn kết cho sinh viên, là người quản lý, duy trì mọi hoạt động của lớp học. Công việc của chủ nhiệm lớp không chỉ nắm vững chất lượng, số lượng sinh viên mà còn phải thường xuyên quản lý, duy trì nghiêm kỷ luật trường học, nắm vững dấu hiệu nguy cơ vi phạm kỷ luật để nhanh chóng có biện pháp xử lý các tình huống xảy ra. Ba là, các nhà trường tích cực phát huy vai trò của phòng tư vấn học đường, các chuyên gia tư vấn tâm lý, tổ chức các buổi tọa đàm để sinh viên bày tỏ và giải tỏa những băn khoăn, lo lắng của mình. Đội ngũ nhà tư vấn tâm lý sẽ giúp các em giải tỏa được những vướng mắc trong quan hệ với thầy cô trên các khía cạnh về công việc, học tập và tình cảm. Môi trường ĐH, CĐ bên cạnh những giá trị tích cực cũng luôn tiềm ẩn những nguy cơ dẫn đến những hành vi sai phạm, trong đó có mối quan hệ giữa sinh viên và giảng viên. Đội ngũ nhà tư vấn là cầu nối quan trọng để sinh viên dễ dàng thiết lập, sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với thầy cô của mình, qua đó mới phát huy được tính tích cực cá nhân. Bốn là, phát huy vai trò tập thể và môi trường văn hóa lành mạnh ở các nhà trường. Ở trường ĐH, CĐ, vai trò của tập thể là rất quan trọng đối với giáo dục thái độ tích cực cho sinh viên. Một tập thể mạnh là một tập thể có cơ cấu tổ chức hợp lý, có đội ngũ lãnh đạo, quản lý, điều hành (giảng viên chủ nhiệm, đội ngũ cán bộ lớp, tổ trưởng nhóm), tập thể đó đoàn kết, tôn trọng, yêu thương, gắn bó, đòi hỏi lẫn nhau, có bầu không khí tâm lý tích cực. Tập thể trở thành phương tiện dùng giáo dục chung để giáo dục riêng, biến những yêu cầu của tập thể thành nhu cầu của mỗi sinh viên, qua đó nâng cao ý thức, thái độ, trách nhiệm của người học. Giáo dục thái độ hiệu quả đòi hỏi các nhà trường phải xây dựng được môi trường văn hóa sư phạm chính từ đội ngũ giảng viên. Theo đó, giảng viên phải là kiểu mẫu về mọi mặt (trình độ, đạo đức nhân cách, tư thế, tác phong, giao tiếp…). Thầy cô chính là tấm gương phản chiếu rõ nét nhất đến nhân cách người học, để lại dấu ấn sâu sắc trong thái độ của sinh viên.

Tóm lại, giáo dục thái độ cho sinh viên luôn là công việc quan trọng, lâu dài, thường xuyên, liên tục và phức tạp, đòi hỏi các chủ thể trong nhà trường nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên chủ nhiệm… phải phát huy tốt trách nhiệm, năng lực nhằm hình thành thái độ tích cực cho người học; góp phần xây dựng mối quan hệ hài hòa, bền vững giữa thầy và trò, giúp sinh viên dễ hòa nhập vào các môi trường mới. Thái độ quan trọng hơn trình độ là vậy.

Nguyn Văn Công 
(Ging viên Trưng ĐH Nguyn Hu)

Bình luận (0)