Chuyến du hành đến hành tinh Đỏ ngày càng trở nên gần kề khi một nhóm sinh viên đã chế tạo ra chiếc máy bay đầu tiên có thể bay đến sao Hỏa.Hiện tại, mẫu thử của chiếc phi cơ này đã hoàn tất giai đoạn kiểm tra bay thứ nhất.
Chiếc máy bay chỉ mất một ngày để bay đến bầu khí quyển của sao Hỏa, sau đó trở về Trái Đất một cách nguyên vẹn. Prandtl-M (tên của chiếc máy bay) là một chiếc phi cơ nhỏ có thể bay lượn nhẹ nhàng và thực hiện những cú nhào lộn trên trời, được điều khiển từ xa. Mẫu thử đã thực hiện được chuyến bay đầu tiên vào ngày 11/8 tại Trung tâm nghiên cứu bay Nasa Amstrong ở California.
Được thiết kế với sải cánh dài 2 feet (gần bằng 0,6 mét) và trọng lượng ít hơn 3 pounds (tương đương 1,2 kg), máy bay có thể dễ dàng lướt trên bầu trời sao Hỏa, sau đó đáp xuống bề mặt mà không gây ra biến động gì đáng kể.
Trong suốt hành trình bay của mình, máy bay có thể thu thập những hình ảnh chi tiết về địa hình sao Hỏa, sau đó phân tích các đặc điểm một cách kĩ càng. Những dữ liệu này sẽ giúp cho các nhà khoa học tìm kiếm những nhân tố tiềm tàng thích hợp cho sự sống ở đây.
Mẫu thử của máy bay Prandtl-M.
Trong lần bay thử đầu tiên, Prandtl-M đã bay khoảng 10 phút và ở trên độ cao 2.000 feet (609 mét). Phạm vi của nó có thể lên đến 20 dặm (32km). Nhóm nghiên cứu cho biết, Prandtl-M bản chính thức sẽ có sải cánh dài 25 feet (7.6 mét), nặng 28 pounds (12.7kg) và tốc độ bay là 18 knots (tương đương 21 m/ph). Vật liệu chính để làm ra chiếc máy bay này là sợi carbon dùng cho phần cấu trúc và sợi thủy tinh cho phần vỏ.
"Chuyến bay đầu tiên thành công càng củng cố thêm niềm tin của chúng tôi. Trong khi chúng tôi vẫn đang lên kế hoạch cho một thiết kế hoàn hảo thì việc mẫu thử này có thể hoạt động "ngon lành" đem lại một cảm giác rất hào hứng. Đầu tiên tôi không tin nó có thể hoạt động, thậm chí tôi phải kiểm tra lại thời gian bay của nó trước lúc bắt đầu", John Bodylski – sinh viên ngành kĩ sư cơ khí của trường ĐH Irvine Valley ở California nói. John Bodylski đã bắt đầu bản thiết kế vào năm ngoái với một nhóm bạn.
"Cái chúng tôi thích ở mẫu thử phi cơ nhỏ gọn và ở chương trình của nhóm sinh viên này là tính thực tế trong nghiên cứu, tính thực tế trong việc phá bỏ những giới hạn trong sự phát triển công nghệ. Các bạn có thể làm việc trong lĩnh vực chuyên ngành kĩ sư nghiên cứu không gian, vũ trụ. Như là kiểm soát khí động lực học, cấu trúc và tiến hành những dự án nghiên cứu khoa học", ông Dave Berger – người quản lý cho chương trình nghiên cứu của nhóm sinh viên cho biết.
"Chương trình này vừa tầm để chúng tôi có thể thiết kế và chế tạo sản phẩm trong một khoảng thời gian ngắn. Chúng tôi cố gắng thử những thứ mà chưa từng có ai làm trước đây. Nó có thể thành công trong lần đầu tiên, hoặc lần thứ hai", ông Dave nói. Bên cạnh việc phát triển mẫu thử phi cơ Prandtl-M, nhóm sinh viên cũng đang làm việc để lắp đặt hệ thống tự dẫn đường và định vị cảm biến cho máy bay, ông Al Bowers – nhà khoa học của NASA Amstrong và cũng là người giám sát chương trình Prandtl-M, nói.
Bước tiếp theo của dự án là tiếp tục phát triển và hợp nhất phần khung với hệ thống tự quản. Và họ cũng đang tìm cách giải quyết các vấn đề có thể xảy ra khi hợp nhất hai phần này lại với nhau. Nhóm sinh viên tin rằng, Prandtl-M và hệ thống của nó sẽ giúp con người hiện thực hóa giấc mơ du hành đến sao Hỏa vào một ngày không xa.
Chuyến bay thử đầu tiên của Prandtl-M.
Còn NASA thì đang hy vọng sẽ gửi được một phi hành gia đến sao Hỏa vào giữa năm 2030. Nhà doanh nhân tên Elon Musk – người đứng đầu dự án Space X nói rằng, ông ấy đang lên kế hoạch gửi một tàu vũ trụ không người lái đến sao Hỏa vào đầu năm 2018. Bên cạnh đó, ông cũng tiết lộ thông tin, dự án tàu vũ trụ có người điều khiển đến hành tinh đỏ sẽ được thực hiện trong năm 2030.
Tuy nhiên, Tổng Giám đốc của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (European Space Agency), Jan Woerner cho biết rằng, sẽ còn phải tốn kha khá thời gian nữa để ước mơ bay đến sao Hỏa của loài người trở thành hiện thực. Ông tuyên bố trước mọi người là một dự án đưa tàu vũ trụ có người lái lên sao Hỏa phải chờ ít nhất 15 năm nữa để thực thi.
Một tàu không gian được gửi đến sao Hỏa cần tên lửa và nhiên liệu mạnh mẽ đủ để đưa nó trở về Trái Đất bình an vô sự. Cũng cần phải có phương án hiệu quả để bảo vệ những phi hành gia trước những thử thách về cả phương diện tinh thần lẫn thể chất, những điều mà trước đây họ chưa bao giờ trải qua. Woerner cũng nói thêm rằng: "Một nơi định cư vĩnh viễn cho loài người trên Mặt Trăng, là nơi một máy in 3D có thể được dùng để biến đá trên mặt trăng thành vật liệu cần thiết cho chuyến du hành đến sao Hỏa. Đây sẽ là một bước tiến quan trọng của nhân loại đến hành tinh màu đỏ."
TT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)