Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Sinh viên chỉ được làm thêm 20 giờ/tuần có quá ít?

Tạp Chí Giáo Dục

Tán thành vic gii hn gi làm thêm ca sinh viên nhưng đi din các trưng ĐH, các chuyên gia đ xut nên cho phép làm thêm ti đa 24 gi/tun thay vì 20 gi đ to thun li cho sinh viên ln đơn v s dng lao đng.


Sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM đưc đi din doanh nghip phng vn tuyn dng năm 2024

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến đóng góp có đề xuất học sinh, sinh viên đủ độ tuổi lao động được làm việc nhưng không quá 20 giờ/tuần (trong kỳ học) và không quá 48 giờ/tuần (trong kỳ nghỉ). Cũng theo đề xuất này, học sinh, sinh viên tham gia việc làm bán thời gian được bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Cơ sở giáo dục phổ thông, ĐH, giáo dục nghề nghiệp… có trách nhiệm quản lý học sinh, sinh viên làm việc bán thời gian.

Không đ cho sinh viên thc s khó khăn

Trước dự thảo, nhiều ý kiến bày tỏ tán thành nhưng cho rằng cần cân nhắc thực hiện dần, tránh ảnh hưởng những sinh viên khó khăn vì trang trải việc học, cuộc sống mà thực sự cần công việc làm thêm. ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc (Trưởng ban Truyền thông Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết: “Từng đi du học và làm thêm một số công việc ở nước ngoài cũng như qua tìm hiểu, tôi thấy các nước như Úc, Mỹ, Phần Lan, Pháp, Anh… đều có quy định giờ làm thêm của sinh viên, học sinh. Có nước chỉ cho sinh viên làm thêm 20 giờ/tuần, có nước thì 30 giờ. Các em có thể làm dồn nhưng tổng thời gian một năm không vượt tổng số giờ quy định đó”.

Theo ThS. Ngọc, một số trường còn quy định sinh viên chỉ được làm thêm một số công việc nhất định do trường giới thiệu hoặc do công ty tổ chức được pháp luật công nhận. Nhiều nơi cũng có quy định rất khắt khe về việc làm thêm và khai báo nên sinh viên vi phạm nói dối hoặc trốn khai báo, trốn thuế thì coi như bị một “vệt đen” trong hồ sơ. Những quy định này nhằm giúp sinh viên tập trung vào việc học, tránh vì làm thêm quá nhiều dẫn đến rớt môn hay bỏ dở việc học. Vì một số doanh nghiệp khi tuyển dụng chú trọng kinh nghiệm ứng viên nên ThS. Ngọc khuyên sinh viên lựa chọn công việc làm thêm phù hợp với chuyên ngành học để thích nghi khi ra trường.

Đồng quan điểm, ThS. Phạm Thái Sơn (Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh Trường ĐH Công thương TP.HCM) cho hay, đề xuất giới hạn giờ làm của sinh viên là phù hợp. Tuy nhiên, giới hạn giờ làm thêm 20 giờ/tuần là quá ít đối với những sinh viên khó khăn thực sự, có nhu cầu làm thêm nhiều để trang trải cuộc sống. Chính vì vậy, ông Sơn cho rằng quy định này cần có lộ trình thực hiện dần và trong giai đoạn hiện nay chỉ nên khuyến khích sinh viên thôi để các em biết kiểm soát việc học tập và nghiên cứu.

Tương tự, TS. Kim Ngọc Anh (Hiệu trưởng Trường CĐ Phát thanh – Truyền hình 2) cũng nhận định, nhiều bạn trẻ hiện nay rất năng động, có sinh viên đã chủ động được tài chính của mình ngay từ khi học ĐH. Xu hướng này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Vì thế, rất cần luật định sinh viên không được làm thêm quá bao nhiêu giờ trong 1 tuần nhằm tránh những hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe, học lực, định hướng nghề nghiệp sau này.

“Tuy nhiên từ thực tiễn đào tạo nhiều năm, tôi cho rằng việc sinh viên làm thêm những công việc phù hợp chuyên ngành đang theo học có ý nghĩa quan trọng để khi ra trường vừa đáp ứng được kiến thức và kinh nghiệm thực tế, thích nghi nhanh. Do vậy, luật cần phân định rõ các loại hình công việc làm thêm, vừa giúp sinh viên cân đối thời gian phù hợp, đảm bảo cuộc sống, vừa không mất đi cơ hội thực hành bổ sung kiến thức từ thực tiễn” – TS. Anh nói.

Nên “ni” thêm thành 24 gi/tun

Ý kiến khác của các chuyên gia, đại diện các trường ĐH cũng cho rằng nên “nới” thời gian sinh viên làm thêm ra thành 24 giờ/tuần để đảm bảo thu nhập, phù hợp nhu cầu doanh nghiệp. Ở góc độ đơn vị sử dụng lao động, trong đó có lực lượng lao động bán thời gian là sinh viên, bà Phạm Phương Anh (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Truyền thông Du lịch Việt) thông tin, hàng năm đơn vị ngoài việc tiếp nhận sinh viên thực tập còn luôn tạo cơ hội, hỗ trợ sinh viên làm công việc bán thời gian như tổng đài viên, nhân viên kinh doanh… Đối với các sinh viên làm thêm, hiện nay đơn vị chỉ tiếp nhận các em giới hạn từ 2 đến 3 ngày/tuần.

Hn chế sinh viên b “lm dng” sc lao đng

TS. Đinh Thị Thanh Nga (Trưởng bộ môn Hành chính hình sự, Khoa Luật – Trường ĐH Sài Gòn) cho rằng: “Đề xuất nói trên hoàn toàn phù hợp với thông lệ thế giới và rất nên được quy định. Ở Việt Nam hiện nay, sinh viên làm thêm khá nhiều. Khi các em thực chất vẫn còn phụ thuộc vào gia đình nhưng lại kiếm được thu nhập thì với kinh nghiệm sống còn khá non trẻ của mình, các em dễ bị cuốn vào việc làm thêm trước mắt, lơ là việc học; không thấy tính chất tạm thời và thiếu triển vọng phát triển lâu dài của công việc. Bởi đa số là làm thuê với tính chất công việc đơn giản. Chưa kể những trường hợp đi làm thêm vào buổi tối, hôm sau đi học mệt mỏi, tiếp thu kém, điểm số thấp, chán học…

Về phía đơn vị sử dụng lao động, khi thuê sinh viên làm thêm với tính chất bán thời gian và không tốn chi phí đóng bảo hiểm xã hội thì tiền lương thường trả theo giờ và luôn thấp hơn một lao động toàn thời gian cho cùng 1 công việc. Vì vậy, nếu không đưa ra quy định hạn chế số giờ làm thêm thì rất dễ để các chủ sử dụng lao động yêu cầu sinh viên làm việc nhiều giờ và sinh viên cũng nhanh chóng chấp nhận để nhận mức lương cao mà không lường được việc sẽ ảnh hưởng lớn tới nhiệm vụ chính là học tập.

 

“Trên thực tế, nếu quy định sinh viên chỉ làm thêm 20 giờ/tuần thì đơn vị lữ hành có thể sẽ gặp khó khăn đối với những em chuyên ngành hướng dẫn viên. Vì nếu thực hành phụ dẫn tour thông qua làm thêm thì 20 giờ/tuần sẽ khó thực hiện cho cả sinh viên và doanh nghiệp. Hiện nay, khi không giới hạn thời gian, sinh viên làm thêm công việc hướng dẫn viên có mức thu nhập từ 5-6 triệu đồng/tháng (chưa tính tiền thưởng). Trong khi đó, nếu các em cộng tác 20 giờ/tuần thì thu nhập có thể đạt cao nhất chỉ ở mức hơn 2 triệu đồng/tháng” – bà Phương Anh nêu.

Quan điểm của ông Trần Anh Tuấn (Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM) là tán thành quy định sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần vì điều này cũng đã được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện. Tuy nhiên, do đặc điểm thị trường lao động làm thêm hiện nay, nhiều việc phải làm trong 8 giờ/ca, thù lao đa số rất thấp, ông Tuấn cho rằng cần nghiên cứu thêm. Cụ thể, nên “nới” rộng thời gian sinh viên được làm thêm không quá 24 giờ/tuần để các doanh nghiệp, tổ chức có thể bố trí thời gian làm việc 8 giờ/ngày vào 3 ngày trong tuần hoặc vào 4 ngày (nếu làm 4 giờ/ngày kèm với ngày chủ nhật hay 1 ngày bất kỳ phù hợp). Bố trí cách này sẽ phù hợp hình thức làm theo ca hành chính; đáp ứng yêu cầu làm việc phải 8 tiếng/ngày. Và như thế cũng không nhất thiết tất cả học sinh, sinh viên sẽ làm đủ 24 tiếng/tuần. Thay vào đó, các em có thể làm thêm được trọn 1 hoặc 2 ngày trong tuần với thời gian mỗi ngày 8 tiếng, phù hợp nhu cầu bố trí của hai bên. Còn nếu áp dụng 24 giờ/tuần thì cũng thuận lợi cho học sinh, sinh viên lẫn người sử dụng lao động khi bố trí được 4 giờ làm việc/ngày, kéo dài 6 ngày trong tuần.

Điều cần quy định trong luật theo ông Tuấn là tiền làm thêm của học sinh, sinh viên phải được chi trả ngang bằng với vị trí công việc trong điều kiện làm việc là năng lực, trình độ tương đương nhau; không được trả thấp hơn như nhiều nơi đang áp dụng hiện nay. Còn các giải pháp giám sát quản lý thì thông qua hợp đồng lao động, thời gian, kết quả học tập…

Mê Tâm

Bình luận (0)