Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Sinh viên được đầu tư vốn khởi nghiệp hơn 2 tỷ đồng

Tạp Chí Giáo Dục

Thi gian qua đã có nhiu d án khi nghip ca sinh viên trưng ngh đưc doanh nghip quan tâm, đu tư vn và đt hàng sn phm. Trong đó, d án “ng dng đnh v sơ đ v trí, có hin th bn đ tương tác – DefiMaps)” đưc rót vn trên 2 t đng.


ng dng DefiMaps xut sc giành gii nhì cuc thi “Ý tưng khi nghip hc sinh, sinh viên giáo dc ngh nghip – Startup Kite 2022”

Dự án DefiMaps do nhóm sinh viên Trường CĐ Viễn Đông thực hiện đã xuất sắc giành giải nhì cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp – Startup Kite 2022” do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức. Điều đặc biệt là ngay tại buổi lễ trao giải thưởng, dự án này được doanh nghiệp công bố đầu tư 2 tỷ đồng để phát triển ứng dụng và thương mại hóa. Có thể nói, sự quan tâm của doanh nghiệp với số vốn đầu tư lớn đã mở ra cơ hội cho học sinh, sinh viên trường nghề hiện thực hóa ý tưởng, xây dựng phương án kinh doanh thu lợi từ các dự án khởi nghiệp. Đồng thời khích lệ tinh thần đam mê nghiên cứu, sáng tạo các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới phục vụ nhu cầu xã hội trong giới trẻ nói chung; học sinh, sinh viên trường nghề nói riêng.

Trần Minh Tân (Trưởng nhóm thực hiện dự án DefiMaps) chia sẻ: Ý tưởng thực hiện ứng dụng DefiMaps xuất phát từ thực tế khó khăn trong thời gian tôi đưa người thân đến bệnh viện điều trị bệnh. Cụ thể, bệnh viện rộng lớn có nhiều tầng, người bệnh không biết phòng/khoa ở vị trí nào để đi đúng hướng. Ứng dụng DefiMaps ra đời giải quyết khó khăn đó, giúp giảm thời gian cũng như áp lực cho người bệnh. Theo đó, ứng dụng DefiMaps có đầy đủ sơ đồ của các bệnh viện; khi người bệnh đến bệnh viện điều trị, muốn tìm các phòng/khoa nào chỉ cần mở ứng dụng lên thì có thể định vị được hướng cần đến. Không chỉ ở bệnh viện, ứng dụng DefiMaps còn cung cấp sơ đồ định vị tại các điểm mua sắm, vui chơi lớn phục vụ nhu cầu người dùng mọi lúc, mọi nơi trong tương lai.

Nhóm thực hiện dự án cho biết thêm, ứng dụng DefiMaps còn có tính năng định vị người dùng tại các điểm công cộng tương tự như Google Maps nhưng có độ chính xác cao hơn; cụ thể là sai số định vị chỉ trong khoảng 6m, trong khi sai số này ở Google Maps lên đến 20-30m. Đối với những địa điểm có sẵn thiết bị kích sóng thì sai số của ứng dụng DefiMaps rút ngắn còn 1-2m. Theo Trần Minh Tân, đây là ưu điểm nổi bật của ứng dụng DefiMaps. Ngoài ra, một tính năng ưu việt nữa của ứng dụng DefiMaps là có thể chia sẻ vị trí tiện lợi hơn một số ứng dụng hiện tại.


Hai thành viên trong nhóm th
c hin d án gii thiu tính năng ca “ng dng đnh v sơ đ v trí, có hin th bn đ tương tác – DefiMaps”

D án “ng dng đnh v sơ đ v trí, có hin th bn đ tương tác – DefiMaps” do 5 sinh viên đang hc năm 3 thc hin, gm: Trn Minh Tân, Nguyn Hoàng Nam, Nguyn Nht Tiến, Phm Hoàng Nhã Thy (Khoa Công ngh thông tin) và Phm Ngc Thông (Khoa Kinh tế).

Phân tích về sai số nhỏ trong định vị của ứng dụng DefiMaps, nhóm thực hiện dự án cho biết không phải vì công nghệ cao, tốt hơn các ứng dụng khác mà do xác định đối tượng người dùng nhỏ hơn và sử dụng các thuật toán khử nhiễu, định vị. Trong khi đó, ông Cao Thanh Phú (Trưởng khoa Công nghệ thông tin, Trường CĐ Viễn Đông) cho biết Google Maps xử lý cho người dùng đa dạng về tốc độ, từ đi bộ, xe máy… và đối tượng người dùng lớn nên có sai số lớn. Còn đối tượng người dùng mà ứng dụng DefiMaps xác định là tìm đường đi (đi bộ) ở các khu vui chơi giải trí, bệnh viện nên sai số định vị nhỏ hơn. Cũng theo ông Phú, ứng dụng DefiMaps chưa phổ biến chính thức trên các nền tảng di động, hiện chỉ là bản thử nghiệm trên điện thoại di động và sử dụng online trên website.

Về định hướng phát triển ứng dụng DefiMaps, nhóm thực hiện dự án cho biết sẽ nghiên cứu thêm các thuật toán chuyên sâu để phát triển tính năng tìm kiếm và hướng dẫn tìm đường bằng giọng nói. Qua đó, chỉ cần “lệnh”, ứng dụng sẽ hướng dẫn chính xác các điểm cần đến trong bệnh viện và báo nhanh khoảng cách, có lên các tầng hay không.

1.512 ý tưng, d án tham gia Startup Kite 2022

Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp – Startup Kite 2022” có 1.512 ý tưởng, dự án của học sinh, sinh viên đến từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cả nước tham gia. Sau đó, ban giám khảo đã chọn 206 ý tưởng, dự án thuộc 57 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại 30 tỉnh/thành vào vòng bán kết. Vòng chung kết có 80 ý tưởng, dự án tranh tài. Kết quả, sinh viên Trường CĐ Công thương TP.HCM giành giải nhất với dự án “Máy đo huyết áp qua smartphone – GAC1”; hai giải nhì thuộc về dự án của Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM và Trường CĐ Viễn Đông.

Trần Minh Tân cho biết thêm, hiện các thành viên trong nhóm đang đầu tư thời gian để viết code cung cấp các dịch vụ quảng cáo về ẩm thực, mua sắm, nhà thuốc… xung quanh bệnh viện, khu vui chơi. Theo đó, các dịch vụ sẽ được ưu tiên hiển thị trên bản đồ, cung cấp đầy đủ về bảng giá, đường đi đến điểm cần. Đồng thời sẽ phủ sóng ứng dụng rộng rãi trên các nền tảng ứng dụng Android, iOS. Hiện tại, ứng dụng DefiMaps chỉ nhằm thu hút người dùng, chưa thu phí. Tuy nhiên, khi đã phát triển thêm các tính năng cũng như có lượng người dùng ổn định, nhóm sẽ tính đến phương án thu phí từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ tại các điểm mà ứng dụng cung cấp bản đồ định vị. Phạm Ngọc Thông (thành viên nhóm thực hiện dự án – phụ trách ý tưởng về đối tượng khách hàng và xây dựng phương án kinh doanh cho ứng dụng DefiMaps) cho biết nhóm đang tiến hành các bước đăng ký bản quyền, quảng bá ứng dụng cũng như xây dựng kế hoạch truyền thông…

Tại buổi lễ trao giải cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp – Startup Kite 2022”, ứng dụng DefiMaps được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng thương mại hóa cao. Theo đó, ngoài một doanh nghiệp công bố đầu tư 2 tỷ đồng, còn có thêm một cá nhân đồng ý góp vốn 200 triệu đồng với mong muốn phát triển thêm các tính năng và đưa sản phẩm ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.

Bài, ảnh: Trn Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)