Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Sinh viên mất việc làm thêm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong giai đon mà dch Covid-19 bùng phát như hin nay, cùng vi vic nhiu nhà hàng, quán xá, tim cà phê… “gim biên chế” do kinh doanh ế m bi khách thưa vng, thì cũng là lúc không ít sinh viên (SV) vn lâu nay sng nh công vic làm thêm đã tr nên… tht nghip, cuc sng gp nhiu khó khăn.

SV phc v quán cơm  Th Đc đã ngh vic vì quán vng khách

Với những SV có gia đình kinh tế khá giả thì không nói làm gì, đằng này không ít SV con nhà nghèo, ngoài khoản trợ cấp ít ỏi từ gia đình, thì họ vẫn luôn cố gắng sắp xếp thời gian học hợp lý để dành những lúc rảnh rỗi đi làm thêm lấy tiền chi trả cho cuộc sống vốn luôn bộn bề thiếu thốn ở nơi thành phố.

Mt vic làm thêm hàng lot

Tôi có cô em họ người bà con tên Lan, hiện đang là SV năm 2 Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, vốn từ gần 1 năm nay Lan vẫn đi làm thêm bằng chân chạy bàn tại một tiệm cà phê lớn trên đường Hoàng Diệu 2, quận Thủ Đức. Hầu như ngày nào Lan cũng đi làm, khi học sáng thì làm chiều, mà hôm nào bận học cả ngày em lại xin làm thêm ca tối. Với “thâm niên” làm thêm khá lâu tại một nơi như vậy, trong đợt tiệm… giảm biên chế do khách vắng vì dịch Covid-19 này, tưởng cô em tôi vẫn được giữ lại để chờ đợi mùa dịch qua đi, nào ngờ đầu tháng 3 rồi, Lan nói vừa mới bị cho nghỉ việc. Lan kể: “Tiệm của em bình thường khách lúc nào chẳng đông, vậy mà mấy tháng mùa dịch bệnh này vắng tanh, lưa thưa vài khách tới uống. Vì thế ngay từ đầu tháng 2 bà chủ tiệm đã cho 10 nhân viên nghỉ, rồi tiếp đến đầu tháng 3 cho thêm 10 người nữa nghỉ, trong đó có em. Bà chỉ giữ lại tổng cộng cả pha chế, chạy bàn, bảo vệ có 5 người. Bà ấy nói khi nào dịch qua đi, khách đông trở lại thì bà lại gọi đi làm tiếp…”.

Cùng chung cảnh ngộ như cô em họ tôi, đó là trường hợp của Trần Huy Tuấn, SV năm 3, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, hiện thuê nhà tại phường Hiệp Phú, quận 9, khi hơn chục ngày nay Tuấn nằm ở phòng trọ chơi dài vì thất nghiệp. Tuấn kể rằng, trong lúc nhà trường cho nghỉ dịch Covid-19 dài dài, muốn tranh thủ làm thêm tăng ca để kiếm tiền nhưng kế hoạch bị “đổ vỡ”, vì quán nhậu nơi Tuấn vẫn làm từ trước cho nhân viên nghỉ hàng loạt. Tuấn cho hay, bình thường quán nhậu nơi cậu ta làm thêm ca tối có tất cả 30 nhân viên, bao gồm cả bảo vệ, dắt xe, thu ngân, chạy bàn, bếp… phục vụ. Thế nhưng từ khi có dịch, nhiều hôm khách vào quán còn ít hơn cả nhân viên phục vụ. Thấy vậy nên quán cho nhân viên nghỉ gần hết, chỉ giữ lại chưa tới chục người…

Đúng là trong tình cảnh hiện nay, qua tìm hiểu thì hầu hết các quán hàng kinh doanh đồ ăn, thức uống, quán nhậu… tại thành phố đều rơi vào cảnh ế ẩm, khó khăn. Chính vì lẽ đó mà họ bắt buộc phải giảm biên chế nhân viên với mục đích giảm chi trả lương. Như chúng ta biết, đại đa số nhân viên đi làm thêm tại các quán ăn, tiệm cà phê, quán nhậu… chủ yếu là SV, vì vậy khi họ cho nhân viên nghỉ việc cũng đơn giản, bởi SV thường thỏa thuận làm việc theo ca, với mức thù lao tính giờ trả tiền, nên sẽ không vướng mắc, phức tạp gì trong việc giải quyết thỏa thuận.

Trò chuyện cùng khá nhiều các bạn SV bị cho nghỉ việc thì hầu như tất cả đều muốn đi kiếm việc làm thêm, nhưng trong mùa dịch bệnh này đều không khả thi. Lê Thu Vân, quê Quảng Nam, SV năm 1 Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, tâm sự rằng, khi quán cơm tấm gần trường học – nơi Vân làm thêm từ ngày mới vào thành phố nhập học, cho nghỉ vì vắng khách từ dịp ngoài Tết, Vân đã cố gắng đi xin việc làm thêm ở một số nơi khác nhưng đều không được, họ toàn lắc đầu vì không có nhu cầu. Vân bảo: “Mấy tiệm cà phê, quán ăn, quán nhậu… em cũng đều tới “gõ cửa” hết nhưng họ toàn bảo trong lúc này chỉ có giảm biên chế bằng hình thức cho nhân viên nghỉ làm, chứ không có tuyển người…”.

Chuyn ngh

Khi SV đi làm thêm, có thu nhập nên cuộc sống của họ trở nên… dễ thở hơn, dẫu công việc làm thêm là không hề nhàn hạ một chút nào. Thế nhưng, khi không có việc làm thêm thì cũng đồng nghĩa với không có thu nhập, vì vậy mà cuộc sống của những SV vốn xưa nay vẫn sống nhờ chủ yếu vào những đồng tiền kiếm được từ đi làm thêm sẽ gặp vô vàn khó khăn.

Chẳng hạn cô em họ tên Lan, nhờ có việc làm thêm ổn định, với thu nhập trung bình mỗi tháng khoảng gần 3 triệu đồng, nên cuộc sống của Lan trong 2 năm vào thành phố học đại học, dẫu vẫn còn nhiều vất vả, nhưng về cơ bản nói chung là tạm ổn. Nhưng từ hôm bị cho nghỉ việc, và xin thêm vài chỗ nữa không được, Lan đã rất lo lắng bởi tình trạng này kéo dài thêm độ một vài tháng thì chẳng biết sẽ lấy tiền ở đâu để tiêu pha, chi trả cho cuộc sống.

Nguyễn Văn Huỳnh, quê Phú Yên, SV năm 3 Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, hiện đang thuê nhà trọ và sống cùng bạn học tại quận 2, kể rằng, bình thường sau giờ học em vẫn đi phục vụ bưng bê cho một quán nhậu tại quận Bình Thạnh, với mức thù lao 20.000 đồng/giờ. Với mỗi buổi đi làm 5 tiếng, thu nhập của Huỳnh được 100.000 đồng, và với số tiền này em cũng đủ đóng tiền trọ, tiền chi tiêu ăn uống hàng ngày. Thế nhưng, từ lúc ăn Tết ở quê vào lại thành phố, quán ế khách vì dịch, họ giảm biên chế cho nghỉ và Huỳnh thất nghiệp, nên cũng đồng nghĩa mỗi tháng mất luôn khoản thu nhập 3.000.000 đồng. Giờ không có việc, không có thu nhập như thế này thì quả là nguy… “Đợi vài ngày nữa, nếu quán nơi em làm không gọi lại, có lẽ em phải xách xe ra đường chạy xe ôm kiếm tiền, chứ không thì khó…”, Huỳnh chia sẻ.

Với rất nhiều SV thường lấy việc làm thêm để… sống, thì trong dịp thất nghiệp không có việc như thế này quả là khốn khó. Đại đa số đều phải tằn tiện chi tiêu ăn uống hết mức. Một số nam SV thì cuộc sống của họ có vẻ dễ thở hơn đôi chút, khi có trường hợp còn xoay xở sang chạy xe ôm, đi giao hàng online cho các chủ kinh doanh thuê mướn ăn theo phần trăm số lượng hàng hóa; nhưng với các bạn SV nữ thường là họ ở nhà chơi, rồi chờ đợi khi nào hết dịch, khách đông và quán hàng hoạt động nhộn nhịp trở lại, lúc đó họ sẽ đi làm, có thu nhập để cuộc sống đỡ khó khăn vất vả…

Thch Bích Ngc
(ĐH Quc gia TP.HCM)

 

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)