Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Sinh viên nghỉ hè nán lại “cày”… game!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Vào dp ngh hè thưng là đi đa s sinh viên (SV) v quê nhà đ ngh ngơi sau mt năm dài hc tp vi bao nhiêu căng thng, vt v. Và cũng có mt b phn SV xin cha m không v quê, mà li thành ph đ làm thêm kiếm tin lo cho cuc sng bn thân cũng như gim bt phn nào “gánh nng” tin bc cho cha m… Tuy nhiên, trong s nhng SV ngh li thành ph, thì không phi tt c đu vi mc đích là làm thêm kiếm tin, mà theo như tôi thy vn có không ít SV nán li đ “đt tin” ca cha m mình, khi h ngày đêm “ngi đng” nơi quán nét đ… “cày” game!

SV chơi game ti mt tim nét  P.Linh Chiu, Q.Th Đc

Muôn vàn kiu di cha, di m

Một tối mới đây, khi đang chuẩn bị đi ngủ, tôi nghe thấy một cậu SV thuê ở phòng kế bên gọi điện về cho mẹ ở quê. Trong rất nhiều câu chuyện mà cậu SV này nói qua điện thoại với mẹ mình, tôi thấy có một vấn đề được xem là “trọng tâm” khi SV ấy thông báo cho mẹ mình biết, đó là: nghỉ hè năm nay sẽ không về quê mà ở lại để học thêm! Tôi nghe khá rõ cậu SV nói với mẹ mình rằng: “… Hè này được nghỉ vài tháng nhưng con sẽ không về quê đâu mẹ ạ! Con ở lại thành phố để đăng ký vào học thêm lớp tiếng Anh… Mẹ nhớ tuần sau gửi tiền cho con để con đóng học phí mẹ nhé…”.

Tôi không biết bạn SV hàng xóm xin mẹ tiền để học tiếng Anh là bao nhiêu, nhưng thông qua câu chuyện tôi mới biết bạn này đã nói dối mẹ của mình, khi sự thật bạn ở lại đâu để học tiếng Anh, mà là để “cày” game! Vì là hàng xóm từ vài năm nay, nên tôi khá tường tận, thậm chí biết khá rõ bạn SV này rất nghiện game, khi thời gian đi đến trường học tập còn ít hơn việc đầu tư tiền bạc, thời gian vào game. Hết chơi tại quán nét, cậu ta lại nói dối cha mẹ xin tiền mua máy tính nói dối để học tập, nhưng kỳ thực là để chơi game ngay tại phòng trọ cho tiện. Hầu như đêm nào cậu ta cũng “cày” game tới sáng, sau đó ngày ngủ…

Trường hợp khác, SV một trường đại học tại quận Thủ Đức, thuê trọ cùng cậu em họ tôi, cũng là một người mê game đến quên ăn quên ngủ. Ngoài thời gian tới lớp học, về đến nhà là lao ngay vào game trên máy tính. Em họ tôi kể hầu như không có đêm nào là bạn SV này đi ngủ trước… 4 giờ sáng. Nhiều hôm “cày” game thâu đêm, và sáng ra phải học thì cũng bỏ luôn, vì phải ngủ… Dịp nghỉ hè này bạn ấy nói dối cha mẹ ở lại thành phố để đi… học thêm và tham gia chương trình SV tình nguyện của trường. Cha mẹ bạn nghe con nói vậy thì cũng chỉ biết vậy, và tháng nào cũng vẫn gửi tiền đều đặn cho con, bởi nghĩ con phải học thêm nên sẽ tốn kém…!

Qua tìm hiểu tôi thấy hầu như đại đa số SV mê và nghiện game, họ đều nghĩ ra muôn kiểu nói dối cha mẹ mình để làm sao đó “hợp lý hóa” lý do được nghỉ hè mà không về quê để vẫn nhận được tiền chu cấp. Có SV nói dối cha mẹ mình bằng lý do ở lại thành phố để đi thực tập. Một số khác lại “nại” lý do ở lại không về hè vì phải… học quân sự! 

Ngày đêm “ngi đng” chơi game

Một tối đầu tháng 7-2019, tại một tiệm nét trên đường Hoàng Diệu 2, (P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức – kế bên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật), tôi thấy lượng khách ngồi kín các máy tính, và họ chủ yếu là SV. Ngồi đọc báo kế bên một SV đang chơi game, tôi hỏi sao hè không về quê nghỉ ngơi(?!), bạn cười bảo: “Em không có về hè, ở lại “cày” game cùng các bạn cho vui, chứ về quê chán lắm!”. Qua tiếp xúc tôi được biết bạn này đã có 2 dịp nghỉ hè nán lại thành phố “cày” game, chứ không chỉ có dịp hè này, nghĩa là hè năm trước cậu ta cũng ở lại không về quê. Rồi bạn kể rằng, ở nhà cũng có máy tính nhưng ra quán chơi game cùng nhóm bạn vui nhộn hơn. Chẳng vậy mà vào dịp nghỉ hè, nhóm bạn có dịp tụ tập “ngồi đồng” nơi quán nét cả ngày lẫn đêm, ít khi về phòng trọ.

Quán nét trên đường Dân Chủ (P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức) vào một ngày đầu tuần của dịp hè này, tôi quan sát thấy quán có cả trăm máy thì cũng đều có kín khách ngồi. Một SV năm nhất làm thêm tại quán cho hay, quán đại đa số khách là SV, và hầu như người nào tới đây cũng đều chơi game, chứ ít thấy ai đọc báo, học tập, hay truy cập vào các mục đích khác… Máy tính ở quán nét này có cấu hình cao, lại liên tục được đầu tư nâng cấp, nên SV chơi game cảm thấy… “sướng”, vì vậy họ tới chơi luôn rất đông so với nhiều quán quanh khu vực, mặc dù giá mỗi giờ chơi tại đây là hơi cao, từ 8.000-10.000 đồng/giờ, tùy theo phòng VIP hay phòng thường…

Việc SV chơi game “ngồi đồng” ngày, đêm sẽ là vô cùng tốn kém, mỗi ngày đêm SV chỉ cần chơi tại quán khoảng 12 giờ thì số tiền phải trả cho phí chơi đã lên tới con số tiền trăm ngàn. Đó còn chưa tính tới tiền chi cho uống nước, cho việc ăn, hút thuốc lá… Như vậy thì quả là “nặng gánh” với cha mẹ ở quê! Trên thực tế thì không phải SV mê game nào cũng biết cầm chừng chơi khoảng 12 giờ/ngày, đêm, mà rất nhiều SV ngồi thâu đêm ngày luôn tại quán, vậy nên số tiền họ “đốt” vào trò chơi ảo vô bổ là không chỉ 4-5 triệu đồng, mà lên tới cả chục triệu đồng mỗi tháng.

Với một số SV chọn cách chơi game ngay tại phòng trọ bằng máy tính cá nhân thì việc “tiết kiệm” cũng chẳng hơn so với chơi ở quán là bao, bởi tính đúng, tính đủ thì máy tính bàn thường tốn điện, mà giá điện người thuê trọ luôn bị “chém” tới 3.000-4.000 đồng/kWh, nên tổng kết cuối tháng phải trả tiền điện cũng là khá nhiều… Cụ thể, bạn SV nghiện game kế bên phòng trọ của tôi mỗi tháng phải trả hơn 1 triệu tiền điện cho việc chơi game! Đó là tháng bình thường, còn dịp hè này nếu bạn ấy chơi thâu đêm – ngày thì tiền điện phải trả tăng lên gấp đôi, gấp ba là chuyện bình thường (?!)

Giới SV chơi game theo kiểu giải trí, biết kiểm soát thời gian và có “điểm dừng” thì có thể chấp nhận được, nhưng mê game đến mức… nghiện, và nói dối cha mẹ nán lại thành phố không về nghỉ hè để “cày”, thì quả là đáng trách, không nên một chút nào! Hậu quả của việc nghiện game không chỉ mất thời gian, tốn tiền hao của, mà còn khiến người chơi bị ảnh hưởng nhiều về sức khỏe, khi mắt mờ, thân hình gầy guộc, ốm yếu, suy nhược cơ thể… do ăn uống thất thường, do hút thuốc lá và thiếu ngủ! Đó là còn chưa nói tới hậu quả cực kỳ nguy hiểm khác, đã có không ít các trường hợp SV bị buộc thôi học vì mê game, nghiện game khiến họ không học hành gì nên dẫn tới bị nợ môn, không được dự thi học phần, học trình… Với những SV bị đuổi học như vậy thì cánh cửa tương lai xem như bị đóng sập!

Bài, ảnh: Thch Bích Ngc
(ĐH Quc gia TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)