Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Sinh viên nghĩa hiệp bắt cướp

Tạp Chí Giáo Dục

“Hành đng cao đp tham gia bt cưp ca hai sinh viên th hin cho s nghĩa hip, truyn thng tt đp ca ngưi Vit. Tôi tin rng, gia đình, thy cô giáo và bn bè ca hai em s rt t hào v các em”…

Gia đình, thy cô và bn bè thăm sinh viên Nguyn Đc Huy (Khoa Qun tr kinh doanh Trưng ĐH Công nghip TP.HCM) đang điu tr ti Bnh vin Thng Nht TP.HCM

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh vừa gửi thư khen hai sinh viên Nguyễn Đức Huy (Khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) và Đinh Phú Quý (Khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM) ngày 16-5, trong đó bày tỏ những điều nêu trên.

Hành đng nghĩa hip cao đp

Trong thư nêu, được tin ngày 13-5-2018, hai sinh viên tham gia truy bắt băng nhóm trộm cắp xe SH tại cửa hàng thời trang trên đường Cách Mạng Tháng 8 (P.10, Q.3, TP.HCM) nhưng không may bị những đối tượng trộm cướp tấn công khiến hai em bị thương và đang điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM.

“Với tư cách cá nhân và thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công thương, tôi gửi lời khen ngợi và bày tỏ lòng cảm phục của mình trước tinh thần dũng cảm, cử chỉ nghĩa hiệp cao đẹp của hai em trong việc hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự xã hội và giúp đỡ người dân bảo vệ tài sản cá nhân” – Bộ trưởng Trần Anh Tuấn bày tỏ.

Bộ trưởng cũng chân thành chia sẻ những mất mát, nỗi đau về thể chất mà các em phải gánh chịu trước sự hung hãn manh động của kẻ gian, đồng thời hy vọng trước sự tận tình chăm sóc chữa trị của các bác sĩ các em sẽ sớm bình phục để trở về trường tiếp tục học tập và lao động.

Đại diện một số cơ quan đoàn thể, ban giám hiệu hai trường ĐH trên cũng thăm hỏi, động viên, khen thưởng hai sinh viên Phú và Huy trong thời gian các em đang điều trị tại bệnh viện.

Góp phn to s bình yên cho xã hi

Mặc dù cảm phục tinh thần quả cảm, nghĩa hiệp của các hiệp sĩ sinh viên nhưng nhiều trường ĐH không khuyến khích các em tham gia những hoạt động có thể nguy hiểm đến tính mạng.

ThS. Phạm Thái Sơn (Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM) cho rằng, tinh thần nghĩa hiệp của các hiệp sĩ thật đáng trân trọng và càng trân trọng hơn khi đó là các bạn trẻ, các sinh viên. Theo ông Sơn, việc phòng chống tội phạm cũng như tố giác tội phạm là trách nhiệm của mọi người dân và mỗi người dân nêu cao tinh thần này thì sẽ góp phần tạo nên sự bình yên cho xã hội.

Trường ủng hộ tinh thần của các hiệp sĩ nhưng không khuyến khích các sinh viên tham gia làm theo cách tự phát. Trường cũng mong muốn phát huy tinh thần của các em với cách làm tốt và hiệu quả hơn; nếu có sự phối hợp giữa các lực lượng an ninh, lực lượng chức năng và tinh thần tự nguyện của các bạn trẻ thì sẽ vừa hiệu quả, tránh được những tổn thất.

Ông Sơn cho biết, sắp tới trường dự kiến mời đại diện cơ quan chức năng về tổ chức chương trình nhằm chia sẻ, hướng dẫn sinh viên xử lý trong tình huống tương tự như vậy. “Hiện nay trường cũng đã có những chương trình huấn luyện và tuyên truyền cho các em về vấn đề an toàn giao thông, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ, diễn tập cứu hộ cứu nạn… Qua sự việc này trường sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động nói trên và sẽ bổ sung thêm nội dung huấn luyện kỹ năng xử lý khi gặp sự cố tương tự” – ông Sơn nói.

PGS.TS Nguyn Xuân Hoàng – Phó Hiu trưng Trưng ĐH Công nghip thc phm TP.HCM – đi din trao thư khen ca B trưng B Công thương cho sinh viên Đinh Phú Quý (Khoa Công ngh thông tin ca trưng)

Ông Đặng Kiên Cường (Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) cũng nhìn nhận, sinh viên ngoài nhiệm vụ chính là học tập, nghiên cứu khoa học thì còn cần rèn luyện về thể chất, về tư tưởng đạo đức để từ đó trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội. Việc tham gia bắt trộm cướp, vì sinh viên thường không có chuyên môn, không có công cụ cũng như không rành về luật nên tốt nhất chỉ dừng ở mức hỗ trợ hoặc cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng; trực tiếp bắt/giữ thì không nên. Vì nếu trực tiếp tham gia bắt giữ trong khi không nắm rõ luật, không được trang bị gì cả… có thể gặp những tình huống bất lợi, dẫn đến hậu quả không mong muốn.

Chị Nguyễn Hải Trường An (Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng nhận định, sẽ khó lường được những nguy hiểm phải đối mặt trong trường hợp sinh viên tự phát hoặc chỉ một mình xông pha bắt cướp, mặc dù đó là hành động dũng cảm.

“Thường đầu năm học, các trường ĐH đều tổ chức các buổi sinh hoạt, hướng dẫn sinh viên nhiều kỹ năng trong đó có tự vệ, thoát hiểm… nhưng sau sự việc vừa qua, có thể sẽ cần tăng cường thêm nhiều chuyên đề hơn nữa. Trong đó, nhà trường rất cần sự phối hợp hỗ trợ của lực lượng chức năng, cơ quan công an để tổ chức những buổi tập huấn, hướng dẫn cách thức tự vệ, xử lý tình huống, nâng cao ý thức…”, chị An nhấn mạnh.

M.Tâm

 

 

Bình luận (0)