Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Sinh viên quốc tế hòa mình vào đời sống văn hóa Việt

Tạp Chí Giáo Dục

Liên tc nhng ngày gn đây, nhiu trưng ĐH ti TP.HCM đã đón sinh viên các nưc trên thế gii đến giao lưu, hc tp trong chương trình trao đi sinh viên. Thông qua đây, sinh viên quc tế đã cùng tham gia tìm hiu v các làng ngh, quy trình sn xut lúa go cũng như nghiên cu văn hóa, xây dng nhng gii pháp bo v môi trưng sinh thái… ti Vit Nam.


Sinh viên Hng Kông đến trao đi hc tp ti Trưng ĐH Văn Lang

Ngoài giao lưu, trao đổi học thuật, các sinh viên quốc tế cũng được hòa mình vào văn hóa Việt; được tham quan tìm hiểu về lịch sử, đất nước, con người Việt Nam.

Xây dng gii pháp bo v môi trưng sinh thái Vit Nam

Vào cuối tháng 5-2024, Trường ĐH Văn Lang đã đón đoàn sinh viên ĐH Bách khoa Hồng Kông đến tham quan và triển khai hoạt động cộng đồng mang tên “Vietnam Eco-Solutions”, qua đó, tìm hiểu và xây dựng các giải pháp sinh thái tại Việt Nam. Theo đó, sinh viên ĐH Bách khoa Hồng Kông đã tham gia lớp học chuyên đề “Quản lý chất thải tại Việt Nam” do TS. Huỳnh Tấn Lợi (Khoa Môi trường, Trường ĐH Văn Lang) hướng dẫn. Chuyên đề này cung cấp những kiến thức giúp sinh viên hình thành những ý tưởng sáng tạo cho dự án phục vụ cộng đồng.


Sinh viên Hng Kông trong mt hot đng hc tp ti Trưng ĐH Văn Lang

Trong quá trình học, đoàn sinh viên nước bạn đã triển khai khảo sát trong khuôn viên Trường ĐH Văn Lang và nhiều địa điểm tại TP.HCM để lấy kết quả làm cơ sở cho việc xây dựng những giải pháp sinh thái tại Việt Nam. Một số giải pháp nổi bật được các sinh viên này đưa ra như: Xây dựng hệ thống phân loại rác thải và lắp đặt các thùng rác công cộng; thiết kế bao bì theo hướng bền vững; chiến dịch Eco Warriors – nâng cao ý thức về việc rửa tay tại các khu chợ truyền thống; chiến dịch giảm thiểu và thay thế ống hút nhựa; dự án vượt qua ranh giới ô nhiễm, hướng đến nguồn nước sạch…


Sinh viên Hng Kông thc hin kho sát ti Trưng ĐH Văn Lang phc v xây dng các gii pháp sinh thái ti Vit Nam

Sinh viên Hok Shing Sit (Trường ĐH Bách khoa Hồng Kông) chia sẻ: “Thông qua thời gian học tại Việt Nam, nhóm chúng em đã lên kế hoạch thực hiện dự án liên quan đến vấn đề sử dụng bao bì theo hướng bền vững với mong muốn mọi người cùng thay đổi suy nghĩ về khái niệm bao bì bền vững. Đồng thời, giới thiệu đến mọi người những chất liệu thân thiện với môi trường như hộp từ bột ngô hay lá chuối”…


Sinh viên Singapore tham quan tìm hiu văn hóa, đc sn ca đa phương  huyn Long H (Vĩnh Long)

Đại diện Trường ĐH Văn Lang cho biết, thông qua cơ hội học tập liên quốc gia như thế này, sinh viên hai nước được tìm hiểu về giáo dục, văn hóa, truyền thống dân tộc của mỗi quốc gia; từ đó thắt chặt tình hữu nghị, nâng cao nhận thức và đóng góp xây dựng cộng đồng. Trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục hợp tác xây dựng nhiều hoạt động trải nghiệm và giao lưu văn hóa ý nghĩa tương tự cho sinh viên.

Hòa mình vào văn hóa Vit

Cũng trong tháng 5 năm nay, ĐH Kinh tế TP.HCM đã đón tiếp đoàn giảng viên, sinh viên ĐH Quản lý Singapore đến học tập, giao lưu văn hóa. Tại đây, sinh viên ĐH Quản lý Singapore đã được tham gia các lớp học về đổi mới và quản trị kinh doanh, từ đó, có những hiểu biết tổng quan về Việt Nam từ lịch sử, địa lý đến kinh tế, xã hội, ngoại giao… Chuyên sâu hơn, các sinh viên Singapore cũng tìm hiểu và thảo luận về cách công nghệ AI ảnh hưởng đến chiến lược tiếp thị, đánh giá chiến dịch, phân tích các nghiên cứu điển hình; từ đó ứng dụng công nghệ này hỗ trợ việc ra quyết định dựa trên dữ liệu trong tiếp thị tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, các em còn được diễn giả người Singapore giới thiệu về văn hóa Singapore và văn hóa Việt Nam, trải nghiệm cá nhân khi đến sống và làm việc tại Việt Nam…


Sinh viên Singapore tham gia trao đi hc tp ti ĐH Kinh tế TP.HCM

Tại Vĩnh Long, sinh viên Singapore đã tham quan tìm hiểu văn hóa, đặc sản của địa phương ở Cù lao An Bình thuộc huyện Long Hồ. Đồng thời, tham quan dây chuyền sản xuất gạo tiên tiến, từ khâu tiếp nhận lúa của thương lái và nông dân tới các bước quan trọng như chà xát, đánh bóng, đóng bao và vận chuyển. Đây là một trải nghiệm ý nghĩa giúp sinh viên nước bạn hình dung được quy trình sản xuất gạo của Việt Nam.


Trong chương trình trao đi hc tp vi Trưng ĐH Công ngh TP.HCM, sinh viên Hoa K tham quan Đa đo C Chi (huyn C Chi, TP.HCM)

Đặc biệt, sinh viên Singapore được trải nghiệm không gian độc đáo của ngôi nhà được xây từ hơn 4.000 cây dừa, được hòa mình vào những giai điệu cổ xưa của đờn ca tài tử, tìm hiểu các hoạt động làng nghề và thưởng thức những món ăn đặc sắc thôn quê. Trong đó, có đặc sản cốm và kẹo dừa truyền thống được sản xuất thủ công truyền thống, chứa đựng nhiều phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam.


Sinh viên Hoa Kỳ tham quan cửa hàng truyền thống Làng Việt ở Địa đạo Củ Chi

Đến Việt Nam trao đổi học tập, đoàn học viên cao học từ Marquette University (Hoa Kỳ) đã được đại diện Trường ĐH Công nghệ TP.HCM tổ chức tham quan thực tế nhiều địa điểm gắn liền với lịch sử của TP.HCM và các tỉnh lân cận. Trong đó, đoàn học viên đã đến Địa đạo Củ Chi (huyện Củ Chi, TP.HCM) tìm hiểu về lịch sử cách mạng của dân tộc Việt Nam; nhất là vai trò của địa đạo trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Dinh Độc Lập, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, chợ Bến Thành, Bưu điện TP.HCM cùng các công trình kiến trúc lịch sử lân cận như Quảng trường Công xã Paris, Nhà thờ Đức Bà… là những địa điểm tiếp theo đoàn được đặt chân đến. Ngoài ra, đoàn còn được tham quan quy trình vận hành, dây chuyền sản xuất sản phẩm về nhôm, về bóng đèn, các thiết bị điện tử, thiết bị chiếu sáng…


Sinh viên Singapore tham quan đơn vị kinh doanh lương thực, thực phẩm tại huyện Long Hồ (Vĩnh Long)


Sinh viên Singapore chia s kiến thc trong bui hc tp cùng sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM

ThS. Nguyễn Thị Xuân Dung (Giám đốc Trung tâm Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) chia sẻ, thông qua chương trình, các học viên ngoại quốc có điều kiện hiểu sâu sắc hơn về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam. “Chương trình còn gia tăng thêm cơ hội trải nghiệm văn hóa đa quốc gia cho sinh viên nhà trường” – ThS. Dung nói.

Vit Ngân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)