Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Sinh viên thực tập trước nỗi lo đổi mới quá nhanh từ trường phổ thông

Tạp Chí Giáo Dục

Khong đu tháng 2 hàng năm, các trưng đi hc sư phm t chc cho sinh viên thc tp ti trưng ph thông theo kế hoch đào to ca đơn v. Nếu các năm trưc đây, do nh hưng dch Covid-19, vic thc tp có nhiu khó khăn thì năm nay, sinh viên sư phm có nhiu điu kin thun li hơn.


Sinh viên thc tp đng lp ging dy trong mt tiết h trưng THPT

Tuy vậy, hiện vẫn có không ít khó khăn trong thời gian “tập làm thầy” của các sinh viên.

Nhiu “đim cng” cho sinh viên sư phm thc tp

Quan sát và tiếp xúc với nhiều thế hệ sinh viên thực tập, các giáo viên đều có chung nhận xét là sinh viên sư phạm ngày nay trưởng thành hơn trước đây. Các em được trang bị kiến thức khá vững vàng từ trường sư phạm (một phần có thể là do điểm đầu vào của trường sư phạm những năm gần đây cao hơn); chững chạc hơn trong tác phong, ngoại hình, giao tiếp, ứng xử. Đặc biệt, các em khá nhanh nhẹn, ứng dụng công nghệ thông tin rất tốt. Tiếp cận với sự đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy ở trường sư phạm nên các em không bỡ ngỡ, lúng túng khi về thực tập ở trường phổ thông. Kỹ năng làm việc nhóm, tương trợ lẫn nhau của các em hiện nay cũng tốt hơn. Cùng với đó là môi trường thực tập ở trường phổ thông có nhiều thuận lợi. N.N.P.T (sinh viên năm 3 Khoa Toán của Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, đang thực tập tại một trường THPT ở Q.Tân Phú) cho biết: “Em được các thầy cô bộ môn ở trường hướng dẫn tận tình. Các thầy cô trong trường cũng vui vẻ, quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy. Môi trường thực tập thoải mái, cơ sở vật chất đầy đủ, học sinh thì lễ phép…”.

Nhiu cái lo trưc s đi mi quá nhanh ca giáo dc

Tuy nhiên, bấy nhiêu chưa đủ, khảo sát ý kiến của nhiều sinh viên sư phạm, chúng tôi thấy các em còn nhiều nỗi lo. Nỗi lo thứ nhất của các em là phương pháp ứng xử. Một nữ sinh viên năm 4 cho biết bản thân cảm thấy khó khăn khi vận dụng các phương pháp giáo dục, lúng túng trong việc tìm hiểu học sinh và thiếu tự tin khi đứng trên cương vị của giáo viên. Trong khi đó, P.V.H (sinh viên Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm TP.HCM) thừa nhận: “Ở trường ĐH, em mới trải qua một môn học về tổ chức hoạt động giáo dục nên kinh nghiệm của bản thân còn rất ít. Học sinh bây giờ cũng đã thay đổi nhiều so với suy nghĩ của em về học sinh phổ thông. Các em ngày càng giỏi hơn, tiến bộ nhanh hơn về nhiều mặt”.

Một trong những cái lo lớn nhất của sinh viên sư phạm hiện nay là sự đổi mới quá nhanh từ nhà trường phổ thông. Nhất là sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo, công nghệ ChatGPT đang tác động sâu sắc đến việc dạy và học. Những gì các em tìm hiểu thực tế ở nhà trường phổ thông hiện nay chỉ một – hai năm sau e sẽ khác. Ngay cả giáo viên phổ thông cũng phải tập huấn chuyên môn liên tục để bắt kịp sự đổi mới giáo dục, thì sinh viên sư phạm cũng cần học hỏi không ngừng nghỉ để bắt kịp sự đổi mới. Từ thực tế đó, đòi hỏi những trường đào tạo giáo viên tương lai phải thay đổi thế nào, và có chiến lược đón đầu ra sao?

Bài, ảnh: Trn Nhân Trung

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)