Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Sinh viên và những chuyện bây giờ mới kể!

Tạp Chí Giáo Dục

Môi trưng sinh viên vn là mt môi trưng lành mnh, trong sáng và vô tư. Thế nhưng, thi gian qua đã ny sinh ra mt s chuyn đáng bun mà l ra nó không tn ti trong gii nhng ngưi trí thc tr

Sinh viên đi xem bói, t dưng li rưc cái lo vào thân

1.Đùng một cái, bạn Anh Tú (ĐH  Luật TP.HCM) thông báo mất cái điện thoại di động. Vậy là cả phòng bảy đứa trước nay sống với nhau như anh em trong một gia đình, khi chuyện này xảy ra thì bắt đầu lộn xộn, bạn bè trong phòng nghi ngờ lẫn nhau. Sự tin tưởng và vui vẻ giờ đã mất đi, thay vào đó là một bầu không khí nặng nề. Hầu như người nào cũng cảm thấy áy náy như chính mình bị nghi ngờ và tìm cách thanh minh.

Nhiều bạn bị mất tài sản chỉ biết im lặng, buồn bã, nhưng có nhiều bạn bị mất đồ là là tự động xét va-ly, tủ của mỗi người, nhiều bạn còn soi mói, nói bóng nói gió, trong khi thủ phạm thì ung dung, chỉ tội cho những bạn vô can phải khổ sở âm thầm.

Hiện nay, chuyện mất đồ trong giới sinh viên là một trong những vấn đề nan giải. Thật đau lòng khi trong giới sinh viên lại thường xuyên xảy ra hiện tượng “cầm nhầm” này. Như bạn V.N (ĐHBK TP.HCM) mới lĩnh lương tháng đi dạy kèm được 4 triệu đồng về bỏ vào ba lô, mới thay áo đi tắm trở ra thì số tiền đã không cánh mà bay. Có ai biết đó là tiền ăn, tiền học, tiền phòng… trong một tháng của bạn. Vậy là bạn phải về nhà xin tiền, mà nhà có tiền đâu, nghe nói phải chạy đi vay mượn mới có. Khổ cái là bạn không dám nghi ngờ ai cả, bởi trong phòng đứa nào cũng căm phẫn, lên án kẻ ăn cắp.

Nói cho cùng, mọi việc đều có mặt trái, mặt phải. Có bạn do nghèo quá, hoặc do hoàn cảnh đưa đẩy, cần tiền thật sự nên đành phải làm liều. Nhưng dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng không nên làm điều xấu xa đó. Rất đáng thương khi sinh viên bị mất đồ, xa nhà cuộc sống nội trú vốn khó khăn, những mất mát như trên với họ là không nhỏ.

2. Đôi bạn nữ sinh viên ĐH KHXH&NV TP.HCM đi xe buýt đến nhà bà thầy bói được xem là nổi tiếng ở Thủ Đức. Bà cầm tay từng người, hết quan sát gương mặt rồi phán đủ mọi chuyện hên xui. Trên đường về, người được xem là “hên” cứ luôn miệng cười nói, khen đáo khen để, riêng người “xui” thì nét mặt rầu rĩ. Tự dưng lại rước cái lo vào thân.

Hiện nay, vấn đề mê tín cũng đang len lỏi vào giới sinh viên. Đặc biệt là những sinh viên mướn nhà trọ ở ngoài. Bạn nữ M.K (ĐH Kinh tế) trọ ở đường Bạch Đằng, quận Bình Thạnh cho biết: “Mình lập bàn thờ để mong qua khỏi kỳ thi, mà quả linh thật, kỳ thi nào mình cũng trên 5 điểm, không phải thi lại”. Vấn đề mê tín, không chỉ phe nữ mới hướng về các vị thần linh mà cánh mày râu cũng không ít người phải khổ sở, lo lắng mất ăn mất ngủ. Bạn L.M (ĐH KHXH&NV) được ba mẹ lên núi thỉnh về một sợi dây phép đeo vào cổ. Bạn nói: “Mình tin là có thần linh thật, ngày nào quên đeo dây phép là cảm thấy muốn bệnh ngay”.

Bạn Q.T (ĐH Ngân hàng) nghe thầy bói nói năm nay trong gia đình bạn sẽ có một người thân “vĩnh biệt cõi đời”, mà gia đình bạn chỉ có ba, mẹ, em gái và bạn… Kết quả là mấy tháng nay tâm trạng cứ không yên, học hành sa sút, cứ lo sợ viển vông. Nhiều lúc bạn còn tuyệt vọng muốn bỏ học luôn. Cũng may là nhờ bạn bè biết được khuyên nhủ, bạn mới lấy lại tinh thần.

Nhà nước công nhận quyền tự do tín ngưỡng nhưng chủ trương bài trừ mê tín dị đoan. Thì lẽ nào các bạn sinh viên là những người mau chóng tiếp thu sự văn minh, tiến bộ hiện đại, không góp phần bài trừ mà lại mang những tư tưởng lạc hậu, tin vào những điều huyền hoặc, không đâu?

Tun Anh

 

Bình luận (0)