Việt Nam đã nhảy lên vị trí thứ 9 với tỷ lệ tăng ngoạn mục 46% trong "bảng tổng sắp"10 nơi có số lượng sinh viên đang học ở Mỹ nhiều nhất. Năm học 2008 – 2009, các trường CĐ, ĐH ở Mỹ đang có gần 13.000 SV Việt Nam.
Đây là năm thứ ba liên tiếp, tỷ lệ sinh viên Việt Nam học ở Mỹ tăng (năm học 2007-2008: 45%, năm trước: 31%). Đồng thời, "thứ hạng" đã nhích lên 11 bậc so với 2 năm trước đó.
Thông tin này được đưa ra trong bản báo cáo hàng năm "Open Doors" (Những cánh cửa mở) công bố ngày 16/11 do Viện Giáo dục quốc tế (IIE) thực hiện từ năm 1948 đến nay.
Thông tin này được đưa ra trong bản báo cáo hàng năm "Open Doors" (Những cánh cửa mở) công bố ngày 16/11 do Viện Giáo dục quốc tế (IIE) thực hiện từ năm 1948 đến nay.
Tìm hiểu thông tin tại một triển lãm du học
|
Nhật Bản giảm mạnh
Theo bản báo cáo, Ấn Độ, hiện có hơn 103.000 sinh viên vẫn tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong 8 năm liên tiếp, với tỷ lệ tăng 9%. Cùng tăng trưởng với tỷ lệ 9%, Hàn Quốc hiện có 75.065 sinh viên đang học ở Mỹ, giữ vị trí thứ 3.
Thêm một lần nữa, Trung Quốc duy trì vị trí thứ hai, tăng 21% với tổng số 98,510.
Canada là nước ngoài châu Á duy nhất trong "top 5", tăng nhẹ 2% với lượng sinh viên hiện có 29,697, xếp thứ 4 bảng tổng sắp, "qua mặt" Nhật Bản.
Đây là năm đầu tiên sau 4 năm liên tiếp, lượng sinh viên Nhật Bản tới Mỹ sụt giảm mạnh, tới 14%. Với 29.264 người, đứng vị trí số 5.
Giảm nhẹ một chút với 3%, nhưng tiếp tục thứ hạng số 6, Đài Loan hiện có hơn 28.000 sinh viên đang du học ở xứ sở này.
Chỉ suy suyển không đáng kể (0,1%), Mexico là thành viên thứ 7 trong bảng tổng sắp, với gần 15.000 người.
Nối tiếp vị trí thứ 8 là Thổ Nhĩ Kỳ (hơn 13.000 SV, tăng 10%).
Sau vị trí số 9 của Việt Nam là Saudi Arabia – cũng tăng đáng kể với 28%, gồm 12,661 sinh viên đang theo học.
Ngoài top 10, những tỷ lệ tăng trưởng đáng lưu tâm khác có thể kể đến Nepal (30%), Đức ( 9%) và Brazil (16%).
Trong khi đó, Thái Lan, Indonexia, Anh, Hồng Kông, Pháp, và Colombia đều giảm từ 3-5%.
Đóng góp gần 18 tỷ USD
Bất chấp khủng hoảng kinh tế hay dịch bệnh lây lan, lượng sinh viên quốc tế đang học ở Mỹ năm học này vẫn tăng tới 8% với tổng số hơn 671.600 người. Thậm chí, đây còn là tỷ lệ tăng nhiều nhất trong các năm, sau gần 30 năm, kể từ khóa học 1980 – 1981. Nó cũng đánh dấu 3 năm liên tiếp "sự phát triển vượt bậc".
Sinh viên quốc tế đóng góp 17,8 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ. Bản báo cáo đánh giá, giáo dục đại học là một trong những lĩnh vực xuất khẩu hàng đầu của nước này.
Có tới 65% sinh viên quốc tế đi học từ nguồn chi phí cá nhân và của gia đình. Hoa Kỳ chỉ góp 30% guồn tài trợ cơ bản cho sinh viên quốc tế ở đất nước họ.
Sinh viên ưa sống ở đâu?
Cũng theo bản báo cáo, các trường đại học ở California có số lượng sinh viên nước ngoài đông nhất, với hơn 93.000 người. Tiếp theo là New York ( 74.934), Texas (58.188).
Đáng lưu ý, trong 8 năm liên tục, Trường ĐH Nam California vẫn chiếm ngôi quán quân số lượng sinh viên quốc tế đông nhất, với xấp xỉ 7.500 sinh viên. Kế tiếp là ĐH New York (6.761) và ĐH Columbia University (6.685).
Sinh viên quốc tế chuộng ngành nào?
Chiếm tới 21%, kinh doanh và quản lý tiếp tục là sự lựa chọn phổ biến của sinh viên nước ngoài khi tới Mỹ. Tỷ lệ tăng trong lĩnh vực này là 12%.
Nhóm ngành kỹ thuật cũng được chuộng với tỷ lệ tăng 11% – có tới 18% tổng số sinh viên quốc tế đang theo học.
Toán học và Khoa học Máy tính tăng đáng kể so với năm ngoái (10%). Trong khi các khóa học chuyên sâu về Tiếng Anh chỉ tăng nhẹ (1%) so với con số ngoạn mục 15% của năm trước.
Theo bản báo cáo, Ấn Độ, hiện có hơn 103.000 sinh viên vẫn tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong 8 năm liên tiếp, với tỷ lệ tăng 9%. Cùng tăng trưởng với tỷ lệ 9%, Hàn Quốc hiện có 75.065 sinh viên đang học ở Mỹ, giữ vị trí thứ 3.
Thêm một lần nữa, Trung Quốc duy trì vị trí thứ hai, tăng 21% với tổng số 98,510.
Canada là nước ngoài châu Á duy nhất trong "top 5", tăng nhẹ 2% với lượng sinh viên hiện có 29,697, xếp thứ 4 bảng tổng sắp, "qua mặt" Nhật Bản.
Đây là năm đầu tiên sau 4 năm liên tiếp, lượng sinh viên Nhật Bản tới Mỹ sụt giảm mạnh, tới 14%. Với 29.264 người, đứng vị trí số 5.
Giảm nhẹ một chút với 3%, nhưng tiếp tục thứ hạng số 6, Đài Loan hiện có hơn 28.000 sinh viên đang du học ở xứ sở này.
Chỉ suy suyển không đáng kể (0,1%), Mexico là thành viên thứ 7 trong bảng tổng sắp, với gần 15.000 người.
Nối tiếp vị trí thứ 8 là Thổ Nhĩ Kỳ (hơn 13.000 SV, tăng 10%).
Sau vị trí số 9 của Việt Nam là Saudi Arabia – cũng tăng đáng kể với 28%, gồm 12,661 sinh viên đang theo học.
Ngoài top 10, những tỷ lệ tăng trưởng đáng lưu tâm khác có thể kể đến Nepal (30%), Đức ( 9%) và Brazil (16%).
Trong khi đó, Thái Lan, Indonexia, Anh, Hồng Kông, Pháp, và Colombia đều giảm từ 3-5%.
Đóng góp gần 18 tỷ USD
Bất chấp khủng hoảng kinh tế hay dịch bệnh lây lan, lượng sinh viên quốc tế đang học ở Mỹ năm học này vẫn tăng tới 8% với tổng số hơn 671.600 người. Thậm chí, đây còn là tỷ lệ tăng nhiều nhất trong các năm, sau gần 30 năm, kể từ khóa học 1980 – 1981. Nó cũng đánh dấu 3 năm liên tiếp "sự phát triển vượt bậc".
Sinh viên quốc tế đóng góp 17,8 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ. Bản báo cáo đánh giá, giáo dục đại học là một trong những lĩnh vực xuất khẩu hàng đầu của nước này.
Có tới 65% sinh viên quốc tế đi học từ nguồn chi phí cá nhân và của gia đình. Hoa Kỳ chỉ góp 30% guồn tài trợ cơ bản cho sinh viên quốc tế ở đất nước họ.
Sinh viên ưa sống ở đâu?
Cũng theo bản báo cáo, các trường đại học ở California có số lượng sinh viên nước ngoài đông nhất, với hơn 93.000 người. Tiếp theo là New York ( 74.934), Texas (58.188).
Đáng lưu ý, trong 8 năm liên tục, Trường ĐH Nam California vẫn chiếm ngôi quán quân số lượng sinh viên quốc tế đông nhất, với xấp xỉ 7.500 sinh viên. Kế tiếp là ĐH New York (6.761) và ĐH Columbia University (6.685).
Sinh viên quốc tế chuộng ngành nào?
Chiếm tới 21%, kinh doanh và quản lý tiếp tục là sự lựa chọn phổ biến của sinh viên nước ngoài khi tới Mỹ. Tỷ lệ tăng trong lĩnh vực này là 12%.
Nhóm ngành kỹ thuật cũng được chuộng với tỷ lệ tăng 11% – có tới 18% tổng số sinh viên quốc tế đang theo học.
Toán học và Khoa học Máy tính tăng đáng kể so với năm ngoái (10%). Trong khi các khóa học chuyên sâu về Tiếng Anh chỉ tăng nhẹ (1%) so với con số ngoạn mục 15% của năm trước.
Hạ Anh/Vietnamnet
Bình luận (0)