Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Số hóa bài giảng: còn bỏ ngỏ câu chuyện bản quyền

Tạp Chí Giáo Dục

Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, mọi ngõ ngách của cuộc sống đều chịu tác động và có những biến chuyển nhất định. Lĩnh vực giáo dục cũng không ngoại lệ. Những tài liệu học tập truyền thống được chuyển đổi thành các bài giảng có thể lưu trữ và sử dụng qua mạng internet đang là định hướng của các cơ sở giáo dục nhằm tận dụng tối đa nguồn nhân lực giảng dạy và nguồn tài nguyên học tập. Ngoài ra, số hóa bài giảng được xem là hướng đi tất yếu của bước chân thời đại còn bởi những ích lợi khác mà nó mang lại cho người học như: linh hoạt thời gian, địa điểm học tập, tiết kiệm chi phí học tập… Mang lại nhiều giá trị cho những người trong cuộc, thế nên vấn đề bản quyền của số hóa bài giảng đang là câu chuyện còn bỏ ngỏ. Khi giảng viên, giáo viên thực hiện số hóa bài giảng của mình, thì bản quyền của bài giảng đó thuộc về cá nhân giảng viên, giáo viên thực hiện hay thuộc về đơn vị, cơ quan công tác của họ? Quá trình khai thác các sản phẩm bài giảng đã số hóa được triển khai ra sao? Cả giảng viên, giáo viên và cơ sở giáo dục có cùng đồng thời khai thác sản phẩm bài giảng số hóa, hay chỉ một trong hai? Đó là chưa kể đến tình huống giảng viên, giáo viên thực hiện số hóa bài giảng, nhưng nội dung bài giảng lại có thể là nội dung được sử dụng từ các sách, giáo trình, tài liệu không phải do giảng viên, giáo viên đó trực tiếp biên soạn. Vậy bản quyền thuộc về ai?

Tương tự như câu chuyện bản quyền đối với các ấn phẩm giáo trình, sách tham khảo, vấn đề bản quyền các bài giảng số hóa vẫn đang trong tình trạng thiếu minh mạch, thiếu sự rõ ràng ở một số cơ sở giáo dục. Cơ quan cấp trên yêu cầu giảng viên, giáo viên triển khai số hóa bài giảng, thậm chí giao chỉ tiêu thực hiện theo tháng, quý, nhưng lại phớt lờ việc sử dụng các tài liệu này như thế nào. Cách làm này không chỉ gây tâm lý ức chế cho người thực hiện, mà còn tạo ra môi trường kém lành mạnh trong giáo dục. 

Thiết nghĩ, cần tạo cơ chế rõ ràng trong xây dựng, quản lý các sản phẩm bài giảng số hóa. Giảng viên, giáo viên phải được tôn trọng và có quyền lợi chính đáng từ các thành quả trí tuệ của chính mình. Cần minh bạch hóa quá trình sử dụng, khai thác các sản phẩm bài giảng số hóa nhằm động viên, khuyến khích những người thực hiện. Từ đó, nâng cao chất lượng các sản phẩm bài giảng số hóa nói riêng, chất lượng đào tạo nói chung.

Trn Xuân Tiến

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)