Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Số hóa trong giáo dục nghề nghiệp: Cơ hội nhiều, thách thức cũng lắm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong h thng giáo dc ngh nghip (GDNN) Vit Nam hin nay, chuyn đi s vn còn là câu chuyn khá mi m đi vi không ít trưng ngh.


Theo TS. Hunh Thanh Đin (Trưng ĐH Nguyn Tt Thành), đ thc hin chuyn đi s thành công thì phi đu tư trang thiết b công ngh phù hp

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, GDNN không nằm ngoài xu thế chung của thế giới và phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi số nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại.

Con ngưi quyết đnh chuyn đi s

Tại Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực GDNN trên địa bàn TP.HCM, thực trạng và giải pháp” do Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức mới đây, các chuyên gia cho rằng chuyển đổi số trong GDNN sẽ mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng có không ít thách thức.

ThS. Đặng Minh Sự (Trưởng phòng GDNN, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) đánh giá, hiện nay các trường nghề vẫn còn loay hoay với vấn đề chuyển đổi số bởi cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng; giáo trình và bài giảng chưa được số hóa, chưa có hệ thống dữ liệu dùng chung (trong trường). Một khó khăn nữa trong chuyển đổi số là năng lực giáo viên còn hạn chế… Lãnh đạo nhiều trường nghề cho hay rất quan tâm đến chuyển đổi số nhưng không biết bắt đầu từ đâu và triển khai như thế nào khi nguồn tài chính eo hẹp, cơ sở vật chất, hạ tầng không cho phép.

PGS.TS Nguyễn Đình Thuân (Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TP.HCM) nhận định, chuyển đổi số là một hành trình dài mà trước hết cần thay đổi nhận thức từ lãnh đạo của đơn vị. Thực tiễn cho thấy, các đơn vị thành công trong chuyển đổi số đều bắt đầu từ những thay đổi từ nhỏ đến lớn. Ông Thuân nhấn mạnh, trong bất cứ lĩnh vực nào, người lãnh đạo cũng phải có tầm nhìn xa, rộng, đón đầu xu hướng công nghệ. Bởi công nghệ có phát triển đến đâu thì con người vẫn đóng vai trò quyết định cho chuyển đổi số. Vì vậy, trong GDNN, cán bộ quản lý và thầy cô giáo là quan trọng nhất, hình thức dạy và học khác chỉ bổ sung, hỗ trợ chứ không thể thay thế được giáo viên. “Thất bại trong chuyển đổi số được đúc kết từ các nguyên nhân sau: Thiếu lãnh đạo có kỹ năng thúc đẩy chuyển đổi số; khoán trắng cho bộ phận IT, thiếu năng lực tổ chức; chưa xây dựng được nền tảng văn hóa doanh nghiệp; hiểu sai về năng lực số và sai lầm trong chiến lược chuyển đổi số…”, ông Thuân chỉ rõ. 

Ở góc độ quản lý Nhà nước về GDNN, TS. Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) khẳng định, chuyển đổi số trong GDNN là cần thiết nhằm tăng cơ hội tiếp cận để tạo ra đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. “Các trường nghề cần xem lại vị trí của mình ở đâu trong bức tranh chuyển đổi số. Việc chuyển đổi số trong GDNN lâu nay chỉ dừng lại ở ứng dụng công nghệ thông tin, vì vậy cần được số hóa trong quản lý, tuyển sinh, đào tạo… Chúng ta bước chậm nhưng phải đúng hướng, tiệm cận với nước ngoài để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của thị trường lao động”, ông Lâm chỉ rõ.

Đào to k năng s

TS. Huỳnh Thanh Điền (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) cho rằng chuyển đổi số là xu hướng tất yếu không riêng bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào. Vì vậy, dù muộn hơn một số quốc gia trong khu vực, Việt Nam cần lồng ghép kỹ năng số trong đào tạo nghề.


Các trưng ngh đang n lc xây dng chương trình thc hành ng dng công ngh s hóa

Ông Điền đề xuất, để trang bị kỹ năng số, Nhà nước đặt mục tiêu xây dựng hạ tầng, các cơ sở giáo dục kết nối và chia sẻ dữ liệu. Mục tiêu này thể hiện rõ trong các dự án, kinh phí, quy mô và thời gian thực hiện. Bên cạnh đó có chính sách thúc đẩy, cải tiến chương trình đào tạo. Mỗi ngành nghề phải có chuẩn đầu ra về kỹ năng số (tùy mỗi ngành nghề mà có chuẩn cụ thể). Các trường có thể xây dựng, chia sẻ giáo trình dùng chung, tránh lãng phí khi mỗi trường tự xây dựng. Đối với các trường nghề cần có lộ trình cải tiến chương trình lồng ghép kỹ năng số. Các doanh nghiệp hưởng ngân sách để phát triển công nghệ thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm chia sẻ công nghệ đó cho trường nghề. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có trách nhiệm cùng trường nghề xây dựng chương trình đào tạo kỹ năng số, bởi sản phẩm đào tạo là phải làm được việc, chương trình đào tạo quyết định chất lượng.

ThS. Hà Duy Bình (Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn chuyển đổi số TP.HCM) chia sẻ, chuyển đổi số trong lĩnh vực GDNN không phải là vấn đề to tát mà là sự hỗ trợ hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp và tinh thần khởi nghiệp, hỗ trợ người học tiếp cận nhanh với những ngành nghề 4.0. Đồng thời định hình tác phong nghề nghiệp, gắn kết doanh nghiệp và thị trường tuyển dụng. “Trường nghề muốn thực hiện chuyển đổi số thành công thì TP.HCM cần có trung tâm điều hành GDNN thông minh. Đây là cơ sở để các trường kết nối dữ liệu dùng chung, hoàn thiện chuyển đổi số từ quản lý đào tạo, đào tạo…”, ông Bình gợi ý.

Ở góc độ đơn vị đào tạo, ThS. Đỗ Tấn Khoa (Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao TP.HCM) nhìn nhận, để thực hiện chuyển đổi số thì nội dung chương trình đào tạo tại các trường nghề cần phải đảm bảo chương trình khung cũng như đảm bảo kiến thức nền để người học tiếp cận khoa học công nghệ. Theo đó, đội ngũ khoa học, chuyên gia đóng vai trò quan trọng trong xây dựng chương trình đào tạo cũng như quá trình đánh giá đầu ra. Và để đảm bảo cơ sở vật chất đào tạo thì nhà trường cũng phải đầu tư thiết bị khoa học công nghệ phù hợp. Bên cạnh đó cần xây dựng đội ngũ vừa tiếp cận công nghệ mới vừa đảm bảo hoạt động giảng dạy tại cơ sở. Ông Khoa đề xuất Sở LĐ-TB&XH TP.HCM nghiên cứu triển khai mô hình hợp tác với các đối tác và tổ chức Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đức. Trong đó, doanh nghiệp là đơn vị cùng triển khai các giải pháp công nghệ số hóa hàng đầu trong khu vực. Sở LĐ-TB&XH TP.HCM có nhiệm vụ làm cầu nối giữa các chuyên gia và doanh nghiệp có công nghệ số hóa cùng nhà trường tham gia xây dựng các chương trình thực hành tại trường và thực hành ứng dụng công nghệ số hóa. Cụ thể, định kỳ hàng năm dựa trên khảo sát nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ tổ chức cập nhật chương trình đào tạo; số hóa nhà máy sản xuất; giải pháp số hóa để trao đổi và tìm các chuyên gia cùng tham gia cập nhật nội dung đào tạo số hóa cho giáo viên, người học. “Chúng tôi sẽ tổ chức những chương trình đào tạo áp dụng công nghệ, giải pháp số hóa cho đội ngũ giáo viên, người học theo lộ trình”, ông Khoa cam kết.

Bài, ảnh: Trn Trng Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)