Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Sở hữu nhà chung cư có thời hạn: Người dân chưa đồng tình

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

B Xây dng đang ly ý kiến cho Lut Nhà (sa đi) – d tho ln 2. Theo đó mc 4 – Thi hn s hu nhà chung cư (mc b sung mi) đưc rt nhiu ngưi quan tâm, nht là nhng ngưi đang và s chung cư…


B Xây dng đang ly ý kiến v thi hn s hu căn h chung cư

S hu căn h có thi hn

Điểm đáng chú ý nhất là Bộ Xây dựng đưa ra 2 phương án về thời hạn sở hữu nhà chung cư (NCC). Trong khi phương án 2 là giữ nguyên như quy định hiện hành (không quy định thời hạn sở hữu NCC, người mua NCC được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài) thì phương án 1 là sở hữu nhà có thời hạn.

Cụ thể, thời hạn sở hữu NCC được xác định theo thời hạn sử dụng của công trình nêu trong hồ sơ thiết kế công trình NCC được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và được tính từ khi nghiệm thu toàn bộ công trình NCC đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Thời hạn sở hữu NCC được ghi trong giấy chứng nhận cấp cho các chủ sở hữu căn hộ, trừ trường hợp chủ sở hữu là Nhà nước. Khi thực hiện cấp giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế công trình NCC và hợp đồng mua bán căn hộ để xác định thời hạn sở hữu NCC.

Cũng theo dự thảo lần 2, Bộ Xây dựng nêu rõ, các NCC được cấp giấy phép xây dựng hoặc có văn bản thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở (đối với trường hợp miễn giấy phép xây dựng) trước ngày luật này có hiệu lực thi hành thì được sở hữu không có thời hạn theo quy định của pháp luật (tương đương phương án 2 – PV).

Không chỉ dừng lại ở thời hạn sở hữu NCC, Bộ Xây dựng còn đưa ra phương thức xử lý khi NCC còn thời hạn sở hữu. Theo đó, trường hợp NCC còn thời hạn sở hữu nhưng bị hư hỏng do sự cố, thiên tai, địch họa, cháy nổ không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo và di dời các chủ sở hữu NCC để phá dỡ, xây dựng lại và bố trí tái định cư. Nhà nước có trách nhiệm bố trí kinh phí từ ngân sách Trung ương để thực hiện phá dỡ, xây dựng lại nhà ở. Đối với trường hợp NCC còn thời hạn sở hữu thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, chỉnh trang đô thị theo dự án do cơ quan có thẩm quyền quyết định thì các chủ sở hữu NCC có trách nhiệm di dời theo dự án và được bồi thường, bố trí tái định cư.

Ngoài ra, với NCC hết thời hạn sở hữu nhưng vẫn còn đủ điều kiện tiếp tục được sử dụng theo kết luận kiểm định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì chủ sở hữu đề nghị cơ quan cấp giấy chứng nhận gia hạn thời hạn sở hữu trong giấy chứng nhận theo thời hạn nêu trong kết luận kiểm định.

Những NCC hết thời hạn sở hữu nhưng phải phá dỡ theo kết luận kiểm định của cơ quan có thẩm quyền thì chấm dứt quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với căn hộ NCC. Nếu trong trường hợp theo quy hoạch được phê duyệt không tiếp tục xây dựng lại NCC thì chủ sở hữu được bồi thường về đất và bố trí tái định cư…

Ngưi dân lo lng

Anh Nguyễn Văn Chiến (nhân viên Vietcombank Hà Nội) cho biết: “Hầu hết dân ở tỉnh lập nghiệp tại Hà Nội đều ở chung cư. Bạn bè thời cấp 3, đại học của tôi, cứ 10 người thì có 9 người ở chung cư. Những người ở nhà dưới đất phần lớn là gia đình ở quê khá giả, hoặc lấy chồng/vợ là dân gốc Hà Nội. Ngay như chung cư Royal City (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) tôi đang sống, hàng xóm đều là dân tỉnh, miền Bắc, miền Trung đủ cả… Ở Hà Nội, tấc đất tấc vàng, đâu dễ gì mua được nhà dưới đất nên phải mua chung cư – ngoài việc giá rẻ hơn nhà dưới đất thì vấn đề chính là dễ dàng vay ngân hàng. Chính vì vậy mà khi nghe phong thanh thông tin NCC chỉ được sở hữu 50-70 năm thì những người đang ở chung cư như tôi rất lo lắng”.

Cùng tâm trạng, chị Lê Ngọc Hà (giảng viên Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) chia sẻ: “Vợ chồng tôi đều quê Thanh Hóa. Hồi mới cưới, chúng tôi sống trong căn nhà tập thể rộng khoảng 16m2 – nhà này là tài sản của bố chồng tôi để lại do trước đó ông làm cán bộ ở Hà Nội, lúc về hưu thì về Thanh Hóa sống. Thời gian đầu chỉ có 2 vợ chồng nên căn nhà dù nhỏ cũng chịu được nhưng từ khi có con, nhất là lúc có thêm đứa thứ 2 thì… chịu hết nổi. Chúng tôi bán căn nhà tập thể này rồi vay ngân hàng mới mua được căn hộ chung cư rộng gần 80m2. Ở 6-7 năm rồi mà vẫn chưa trả hết nợ. Giờ Bộ Xây dựng lại đưa ra phương án NCC chỉ được sở hữu có thời hạn, không biết hết thời hạn sở hữu, chúng tôi sẽ đi đâu. Sống ở thành phố lớn rồi mới thấy, không có chỗ ở ổn định cực khổ tới cỡ nào…”.

Theo đó cả chị Hà và anh Chiến đều mong muốn Bộ Xây dựng khi xây dựng Luật Nhà ở cần căn cứ vào quyền lợi của người dân, cần đảm bảo quyền sử dụng lâu dài của người dân. Bởi thực tế, đại bộ phận người dân Việt Nam đều có suy nghĩ, nhà là tài sản cả đời cha mẹ tích cóp để lại cho con. Và nhà cũng là nơi để người lao động an hưởng tuổi già…

“Người xưa có câu “An cư lạc nghiệp” là muốn nói chúng ta phải có một chỗ ở ổn định. Và khi đã có chỗ ở ổn định thì tâm trạng mới hưng phấn để làm việc, để tạo dựng sự nghiệp… Còn cuộc sống mà nay thuê chỗ này, mai trọ chỗ kia thì làm gì còn tâm trí để làm việc. Nhưng với quy định sở hữu NCC có thời hạn thì làm sao người lao động cảm thấy yên tâm khi mua căn hộ chung cư. Rồi ai cũng phải dành dụm, vay mượn để mua nhà dưới đất, lúc đó thì giá nhà dưới đất đã cao lại càng cao. Như vậy mong muốn có một chỗ ở ổn định với đại bộ phận người lao động, công chức, viên chức chỉ còn là giấc mơ xa vời…”, chị Hoàng Mai (giáo viên mầm non ở Q.Cầu Giấy, Hà Nội) tâm tư.

Anh Bùi Minh Trường (kỹ sư xây dựng) cho rằng, dự thảo Luật Nhà ở mà Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến, trong đó quy định cấp “sổ hồng” có thời hạn cho NCC là cần thiết nhằm xử lý tình huống những tòa chung cư xuống cấp, không an toàn. Vì thực tế tại Hà Nội, TP.HCM và một số thành phố lớn có rất nhiều chung cư cũ xây dựng từ trước năm 1975 đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng việc di dời, giải tỏa lại không hề dễ dàng. Điều này không chỉ gây nguy hại đến tính mạng, tài sản cư dân sinh sống ở đây mà còn làm mất mỹ quan đô thị.

“Tuy nhiên các quy định về thời hạn sử dụng NCC cần xuất phát từ lợi ích của rất nhiều người lao động làm công ăn lương đang sống trong các căn hộ chung cư trên cả nước. Trong đó giá căn hộ phải tương đương với thời hạn sở hữu NCC, thời hạn sở hữu NCC càng ngắn thì giá nhà càng phải thấp…”, anh Trường nói.

Tun Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)