Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả được xem trọng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đó là ni dung ct lõi bao quát toàn b chương trình tp hun v “Sa đi, b sung mt s điu ca Lut S hu trí tu v quyn tác gi”, do B Văn hóa, Th thao và Du lch (VH-TT&DL) t chc trong 3 ngày cui tun qua, ti TP.Đà Lt…


Đông đo đi bi 63 tnh, thành tham d hi ngh

Vn đ quyn tác gi trong sáng to văn hóa ngh thut

Nhiều đại biểu dự Hội nghị khá tâm đắc với các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với lĩnh vực sáng tạo văn hóa và hoạt động văn hóa nghệ thuật. Theo chúng tôi, vượt lên khuôn khổ một hội nghị có tính khô khan, khuôn mẫu thường thấy, đây còn là diễn đàn để các đại biểu, (cán bộ, chuyên viên công tác trong ngành VH-TT&DL), ngoài tích lũy kiến thức chuyên môn chuyên sâu rất cần thiết, còn là dịp để hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến quyền tác giả, tác phẩm trong hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật. Đây là lĩnh vực khá nhạy cảm, trước nay đã từng gây bức xúc trong dư luận xã hội, trong đời sống của giới văn nghệ sĩ ở nước ta; như việc công ty này, đơn vị sự kiện nọ, hay cá nhân kia… đã tự ý sử dụng tác phẩm (thơ, ca khúc, tranh, tượng, logo…) của các nhà thơ, nhạc sĩ, nhà điêu khắc, hội họa, mà không hề xin ý kiến tác giả? Nói nôm na là nạn “ăn cắp” bản quyền – vi phạm nghiêm trọng Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định hiện hành…

Phát biểu khai mạc, cũng là đề dẫn chương trình hội nghị, ông Đoàn Văn Việt – Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ về quyền tác giả đối với sáng tạo văn hóa nghệ thuật và phát triển công nghiệp văn hóa trong tiến trình hội nhập. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, lợi dụng công nghệ thông tin phát triển, tình trạng vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng tinh vi, phổ biến, cần phải có biện pháp ngăn chặn, vì môi trường văn hóa lành mạnh, phát triển văn minh…

Theo đó, suốt thời gian hơn 3 ngày diễn ra hội nghị, hơn 200 đại biểu là lãnh đạo Sở VH-TT&DL, cán bộ, chuyên viên phụ trách văn hóa, liên quan đến quản lý văn hóa, hoạt động văn hóa của 63 tỉnh, thành trong cả nước đã được nghiên cứu các chuyên đề về chính sách, chủ trương, quy định quan trọng về văn hóa, quản lý văn hóa, hoạt động văn hóa, quyền sở hữu trí tuệ về sáng tạo văn hóa… như: Chính sách sửa đổi, bổ sung về quyền tác giả, quyền liên quan, đáp ứng hội nhập quốc tế; Sự phát triển kinh tế – xã hội hiện nay và sự tương thích với pháp luật có liên quan; Nội dung sửa đổi, bổ sung về quyền tác giả, quyền liên quan trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Bảo hộ quyền tác giả trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa; Những điểm mới về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Những điểm mới về trách nhiệm pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian…

Lĩnh vực văn hóa và hoạt động văn hóa ngày nay không còn giới hạn trong lãnh thổ của một nước, một quốc gia, mà phải được mở rộng, giao lưu văn hóa, “đối ngoại văn hóa”, tiếp biến văn hóa với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế. Bởi vậy, dịp này Bộ VH-TT&DL còn phổ biến nhiều nội dung cơ bản của Hiệp ước về quyền tác giả (Hiệp ước WCT) và Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm (Hiệp ước WPPT) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Lĩnh vực này gồm 3 chuyên đề khá lý thú, được đông đảo đại biểu tâm huyết: Thực tiễn khai thác, sử dụng nội dung số trên không gian mạng; Tổng quan về việc Việt Nam hội nhập quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan; giới thiệu nội dung 2 hiệp ước nói trên (Việt Nam đã ký cam kết); Kinh nghiệm quốc tế về bảo hộ bản quyền trên không gian mạng…

Liu quyn tác gi có còn b xâm hi?

Thời gian tham gia hội nghị, đại biểu các tỉnh, thành còn đi tham quan, nghiên cứu các mô hình phát triển công nghiệp văn hóa của Đà Lạt – Lâm Đồng; quá trình hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, góp phần quảng bá văn hóa, thu hút khách du lịch; tham quan một số điểm văn hóa, du lịch: Không gian nghệ thuật phố bên đồi, Đường hầm điêu khắc đất sét, các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình kiến trúc Pháp còn “lưu dấu” trên thành phố sương mờ…

Đặc biệt, hội nghị còn dành thời gian cho các đại biểu trao đổi, thảo luận, góp ý dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan và các giải pháp tăng cường bảo hộ quyền tác giả, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa… Tại đây, nhiều đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa các tỉnh, thành đã đưa ra nhiều dẫn chứng sát thực về thực trạng việc chấp hành Luật Sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, cá nhân trong nhiều năm qua. Đó là tình trạng ngang nhiên xâm hại bản quyền, quyền tác giả trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Trách nhiệm xử lý các vụ việc khiến kiện tranh chấp quyền tác giả, tác phẩm; quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm văn hóa, nghệ thuật thuộc cơ quan nào? Xử lý đến đâu? Đã thực sự nghiêm minh chưa?…


Toàn cnh tp hun v sa đi mt s điu ca Lut S hu trí tu

Ở nước ta, hệ thống pháp luật với các đạo luật, bộ luật của Nhà nước; các nghị định, quy định của Chính phủ và hệ thống các văn bản quy định dưới luật của các bộ, ngành liên quan về quản lý văn hóa, hoạt động văn hóa nghệ thuật… đã đủ, thường xuyên được bổ sung, sửa đổi cho kịp với những phát sinh trong thực tiễn. Tuy nhiên, nhiều quy định còn chồng chéo, thiếu tính thống nhất; nhiều quy định còn có “kẽ hở”… Lợi dụng những vấn đề bất cập này, các doanh nghiệp, cá nhân đã “lách” luật, “xé rào” thực hiện các hoạt động sai trái, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động văn hóa và văn học nghệ thuật.

Bên cạnh đó, công tác quản lý văn hóa và hoạt động văn hóa của cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương còn lỏng lẻo, thiếu kiên quyết. Chế tài xử lý thiếu đồng bộ và chưa thật sự mang tính răn đe. Trong khi, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin, rất khó kiểm soát  tình trạng “cố tình” vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, vi phạm quyền tác giả trong hoạt động văn hóa nghệ thuật, nói riêng; trong các lĩnh vực khác đang là vấn đề nan giải.

Nhiều đại biểu chia sẻ, dù chúng ta có đầy đủ pháp luật và các quy định; cán bộ chuyên trách được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; được đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác. Song, liệu quyền tác giả có còn bị xâm hại? Vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp…

Thanh Dương Hng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)