Sự kiện giáo dụcTin tức

Sổ liên lạc điện tử: Cầu nối giữa nhà trường và gia đình

Tạp Chí Giáo Dục

Ông Lê Ngọc Điệp

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học với yêu cầu đổi mới toàn diện nhà trường năm học 2009 – 2010, Sở GD-ĐT TP.HCM vừa kết hợp với Bưu chính viễn thông (VNPT) thực hiện Sổ liên lạc điện tử (SLLĐT) học đường giữa nhà trường và gia đình học sinh (HS) tiểu học. Phải chăng tất cả phụ huynh (PH) đều phải tham gia?
Về vấn đề này, ông Lê Ngọc Điệp – Trưởng phòng GDTH Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết:PHHS tham gia một cách tự nguyện. Nhà trường giới thiệu đầy đủ các yêu cầu và giải thích các thắc mắc cho PHHS biết rõ nội dung, không bắt buộc gia đình các em phải tham gia.
PV: Xin thầy cho biết những tiện ích của SLLĐT?
Ông Lê Ngọc Điệp: SLLĐT học đường giữa nhà trường và gia đình HS là một phương tiện thông tin. Đây cũng là bước đầu theo hướng đổi mới hiện đại hóa nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phối hợp nhà trường – gia đình để giáo dục HS ngày càng có kết quả tốt hơn.
Trong SLLĐT, nhà trường sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về học tập, sinh hoạt, ăn ngủ và các hoạt động khác của HS cho gia đình. Từ đó để phối hợp chăm sóc và hướng dẫn HS vui chơi, học tập ở gia đình thật nhẹ nhàng thoải mái và có hiệu quả giúp các em phát triển toàn diện. Về phía gia đình, trong một số trường hợp cần thiết, PH cung cấp những thông tin về sức khỏe, trạng thái tinh thần và những vấn đề cần lưu ý để giáo viên chủ nhiệm theo dõi nhắc nhở và giúp đỡ HS học tập theo hướng cá thể hóa. HS sẽ cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui trong môi trường thân thiện đầy tình yêu thương của thầy, cô và bạn học.
Vậy nội dung thông tin trong SLLĐT phải được thể hiện như thế nào, thưa ông?
Nội dung thông tin phải mang tính sư phạm, lời lẽ nhắc nhở phải ân cần, nhẹ nhàng, ngọt ngào, yêu thương phù hợp tâm lý HS.Việc trao đổi thông tin thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đem lại niềm vui và hạnh phúc cho HS.Tuyệt đối không dùng những từ ngữ nặng nề, làm tổn thương gia đình, nhà trường, giáo viên và tạo áp lực cho HS khiến các em phải sợ hãi, không trút nỗi tức giận vào HS làm các em hoang mang lo lắng mỗi ngày.
Xin cám ơn ông!
Hòa Triều (thực hiện)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)