Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Soạn văn trước khi học tác phẩm

Tạp Chí Giáo Dục

“Có nên son văn trưc khi hc tác phm?”. Đã có ln tôi đt câu hi này vi đng nghip và hc sinh ca mình. S là, sau mt thi gian khá dài đng lp ph thông, tôi thy vic cho hc sinh son bài có gì không n. Đó là khi nhng tài liu tham kho: Cm nang văn hc, các bài văn mu, đ hc tt môn văn… đưc bán tràn lan trong nhà sách.

Mt tiết hc môn ng văn ca hc sinh lp 12. Ảnh: Anh Khôi

Có tài liệu trong tay, HS chỉ biết chép từ tài liệu tham khảo. Các em chẳng thèm đọc tác phẩm mà vẫn nói như biết rõ lắm rồi. Từ đó tôi cho phép HS không phải soạn bài ở nhà theo câu hỏi của sách giáo khoa. Nhưng kỳ thực, tôi bắt HS chuẩn bị bài theo cách khác, mà các em cứ tưởng ngon ăn.

Trước tiên tôi bắt buộc học sinh phải đọc tác phẩm. Ở mỗi thể loại, tôi đều có những gợi ý (khái quát mà cụ thể, ứng dụng cho mọi bài – bài nào thuộc thể loại nào thì cũng cứ làm như thế, như thế). Theo tôi, việc này vừa đạt yêu cầu giảng văn đúng với đặc trưng thể loại vừa hợp với chủ trương thay đổi sau này khi chương trình không dạy tác phẩm theo tiến trình lịch sử mà dạy theo thể loại (tuy nhiên việc thay đổi này có nhiều bất cập, xin được nói vào dịp khác). Học sinh có thể chỉ đọc và dựa vào hệ thống những gợi ý của giáo viên để suy nghĩ mà không cần cầm bút soạn ra vở. Theo đó, học sinh có thể đọc và suy ngẫm bất cứ lúc nào, miễn là khi tới giờ giảng văn, các em đoán chắc là đã đọc tác phẩm và có thể trả lời được vài ba câu hỏi trong hệ thống gợi ý đó. Trên lớp, tôi cùng học sinh nhất thiết đọc lại văn bản. Có thể chỉ chọn đọc những đoạn quan trọng nhất. Nhưng phải đọc diễn cảm, đọc theo cách phân vai (không chỉ kịch mà còn cả truyện). Đây không chỉ là khâu, là bước, là thao tác mà thật sự là phương pháp để thực hiện nhiều yêu cầu sư phạm, để khơi nguồn cảm hứng thâm nhập vào thế giới nội tại của hình tượng và tác phẩm. Ai cũng biết, đọc diễn cảm tốt, có thể đã đạt tới vài chục phần trăm sự cảm hiểu. Hơn nữa các em luôn hứng thú với việc đọc diễn cảm này.

Vấn đáp – đối thoại mới thật sự sôi nổi và hấp dẫn vì nó góp phần quan trọng nhất đến kết quả đọc hiểu của học sinh. Đơn giản nhất là tóm tắt văn bản, đọc thuộc lòng một đoạn thơ em thích, thích nhân vật nào – giải thích vì sao… Khó hơn chút là phát hiện những hình ảnh, chi tiết “có vấn đề”, các biện pháp tu từ hay, những từ ngữ đắt giá, cách diễn đạt sáng tạo, tài hoa văn chương, thủ pháp nghệ thuật… Ở đây học sinh được suy nghĩ, huy động những tích lũy, tra cứu tài liệu (kể cả dùng mạng internet). Học sinh đua nhau được thể hiện mình, thay vì đọc những đoạn văn sao chép vô hồn. Thú vị nhất là các em phải lựa chọn những ngôn từ, hình ảnh và cách diễn đạt sao cho chuẩn xác nhất mà giáo viên và cả lớp đang mong chờ. Khi vấn đáp, nhất là thể loại truyện và kịch, tôi hay gọi những học sinh vừa nhập vai nhân vật, hóa thân vào nhân vật trình bày những cảm xúc, cảm nghĩ, suy tư của mình với tư cách người trong cuộc. Ví dụ: “Anh Tràng”, hãy cho mọi người biết, anh hò mấy câu khi kéo xe bò thóc vượt dốc tỉnh chỉ là để vui hay có ý gì khác? (gợi ý: anh có thích người con gái nào đó phụ giúp vào lúc nặng nhọc, khổ sở ấy không?). Chị “vợ nhặt” kia, hãy nói xem tại sao đứng trước gia cảnh nhà Tràng, căn nhà rúm ró mọc trên mảnh vườn lổn nhổn những búi cỏ dại, chị lại nén tiếng thở dài? (gợi ý: nếu đó là nếp nhà ngói 3 gian, có bể nước sân gạch… thì thái độ chị thế nào? Thế vậy mà chị vẫn nén tiếng thở dài, là vì sao?). Câu hỏi đặt ra: “Cô Mị ơi”, hãy cho thầy trò chúng tôi biết tại sao cô lại có tới hai lần muốn ăn lá ngón? Lý do của mỗi lần? Tại sao sau khi nhận ra cảnh ngộ trớ trêu, bẽ bàng của đời mình “mình với A Sử không có lòng mà vẫn phải ở với nhau”, cô lại có những việc làm vội vàng, gấp gáp như thế trong căn buồng quen thuộc của mình? (gợi ý: xắn miếng mỡ cho vào đĩa đèn làm gì, xưa nay cô có để ý gì đến ánh sáng trong căn buồng ấy đâu? Cô với tay lấy váy, lấy áo để đi đâu?). Rồi tôi hỏi một học sinh khác: “Nhận xét gì về cách hành văn của Tô Hoài trong đoạn kể việc làm của Mị chuẩn bị du xuân? Những câu văn ngắn, gấp với nhiều động từ, có ý nghĩa gì?…”. Cứ thế tôi dẫn học sinh đi từ hết hóa thân này đến đắm say khác. Niềm vui vỡ òa khi trả lời đúng ý, đúng từ, đúng câu chữ mà thầy và cả lớp ngóng đợi. Bên cạnh đó, tôi giúp học sinh “cày tung” văn bản, hiểu khá tường tận đến từng chi tiết rồi mới tóm tắt ghi chép theo luận điểm. Tôi không bắt các em soạn bài bằng cách chép tài liệu. Nhưng thật ra tôi đã buộc các em phải đọc rất kỹ, nghĩ rất sâu bằng con tim và khối óc của chính mình, dưới sự tổ chức của giáo viên. Nhờ thế học sinh nắm rất vững và nhớ rất lâu, đỗ đạt khá cao. Và tôi nghĩ, đó là cách dạy thành công, mình đã đúng chứ không sai.

Tuy nhiên, để làm được như thế, người thầy phải nắm vững tác phẩm định hướng và định lượng được tiết/bài dạy. Phải thật công phu và sáng tạo. Đồng thời, còn phải biết thu gọn thời lượng bài này bù cho bài khác và tranh thủ tối đa những buổi học thêm mà nhà trường cho phép. Tôi có may mắn dạy ở trường THPT chuyên nên tổ chuyên môn được phép sắp xếp lại thời lượng cụ thể từng bài trên tổng số giờ quy định. Đó là một lợi thế. Nhưng không biết các đồng nghiệp ở nơi khác thì sao?

Đinh Thiên Hương
(Hi Phòng)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)