Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Sôi nổi hoạt động Ngày Quốc tế Pháp ngữ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Chào mừng 49 năm Ngày Quốc tế Pháp ngữ (20-3-1970/ 20-3-2019), tại Thảo Cầm Viên (TP.HCM) vừa diễn ra Ngày hội Quốc tế Pháp ngữ thu hút hơn 5.000 HS-SV, giáo viên tiếng Pháp, các câu lạc bộ, hội nhóm Pháp ngữ tham gia. Đây là dịp để các trường giới thiệu về chương trình giảng dạy tiếng Pháp, giao lưu văn hóa, văn nghệ, ẩm thực…

Gian hàng gii thiu tài liu ging dy tiếng Pháp ca Trưng Tiu hc Minh Đo (TP.HCM)

Ngày hi Pháp ng ca HS thành ph

Với chủ đề “Hãy nói bằng tiếng Pháp – Tiếng Pháp của tôi” của Ngày Quốc tế Pháp ngữ 2019, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phối hợp với Hội Hữu nghị Việt – Pháp, Viện Pháp thuộc Tổng Lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM, Trung tâm Tiếng Pháp châu Á Thái Bình Dương (OIF), Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) và các đơn vị liên quan tổ chức hàng loạt hoạt động bổ ích và ý nghĩa cho những người yêu mến Pháp ngữ. Tham dự sự kiện này, các trường từ tiểu học đến đại học đã trưng bày 45 gian hàng giới thiệu về chương trình giảng dạy Pháp ngữ của đơn vị mình. Đặc biệt, ngày hội cũng là dịp để hơn 4.000 HS tiểu học, THCS, THPT và khoảng 1.000 sinh viên, các thành viên câu lạc bộ, hội nhóm tiếng Pháp tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, ẩm thực, trò chơi, thi nhiếp ảnh… Bên cạnh đó, ban tổ chức còn trao 18 suất học bổng cho những HS đạt giải cao trong kỳ thi HS giỏi quốc gia và HS giỏi tiếng Pháp.

Tại ngày hội, các em HS Trường THCS Chấn Hưng (quận 8) đã hào hứng cùng thầy cô giáo chuẩn bị bài trí trong gian hàng ẩm thực nhiều loại bánh như bông lan, rau câu, su kem, bánh tráng trộn nhìn rất bắt mắt. Trong khi cửa hàng ẩm thực tất bật buôn bán, thì một nhóm HS khác nhiệt tình cổ vũ cho 6 bạn biểu diễn văn nghệ bằng tiếng Pháp trên sân khấu, và các bạn còn lại hăng hái tham gia trò chơi đôi bạn cùng bước, họa hình… Đây không chỉ là dịp giao lưu văn hóa, mà còn là “ngày đoàn tụ đông vui” của thầy cô và những cựu HS tiếng Pháp trong nhiều niên khóa. Có phần nổi trội hơn so với các HS khối THCS, các em HS Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai có phần tự tin hơn khi vào vai “đầu bếp” chuyên nghiệp và nhân viên nhà hàng thuần thục, liên tục chào mời khách bằng menu tiếng Pháp với các món ăn nhanh tự làm. Ở cùng dãy ẩm thực, các anh chị Khoa Tiếng Pháp (Trường Đại học Sư phạm TP.HCM) đang trổ tài làm món bánh trứng nướng thơm phức.

Bà Bùi Thị Diễm Thu (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết, chương trình giảng dạy tiếng Pháp tại TP.HCM đã phát triển hơn 20 năm. Tính đến nay đã có 18 trường và hơn 4.000 HS từ bậc tiểu học đến THPT tham gia. Theo nhận định của bà Thu, TP.HCM là một trong những địa phương có phong trào học tiếng Pháp, giao lưu văn hóa với các nước nói tiếng Pháp phát triển nhất hiện nay. Do vậy, Ngày hội Quốc tế Pháp ngữ là dịp để giao lưu, gặp gỡ cho những người nói tiếng Pháp, yêu thích ngôn ngữ cũng như văn hóa Pháp trên địa bàn thành phố. “Có thể nói đây là một trong những hoạt động ý nghĩa, góp phần hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn trên con đường hội nhập quốc tế”, bà Thu kỳ vọng.

“Tháng 3” ca nhng ngưi yêu tiếng Pháp

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Pháp ngữ 2019, trong tháng 3 này, giáo viên, HS-SV và những người yêu Pháp ngữ nói chung trên địa bàn TP.HCM còn có cơ hội được xem các bộ phim song ngữ Pháp – Việt, triển lãm và đêm hòa nhạc Chaton đặc sắc. Chaton là nghệ danh của ca sĩ Simon Rochon Cohen. Anh là một ca sĩ, nhà soạn nhạc kiêm sản xuất âm nhạc người Pháp tài năng. Phục vụ ngày hội quốc tế năm nay, từ ngày 10-3 đến 23-3, Chaton sẽ đem đến cho khán giả Cần Thơ, Đà Nẵng, TP.HCM và Hà Nội những sáng tác mới nhất của anh. Solo trên sân khấu với cây đàn điện tử, máy auto-tune (công nghệ chỉnh giọng, được ví như photoshop của giọng hát) và âm hưởng rap mượt mà, Chaton như “thôi miên” người nghe bằng những câu chuyện âm nhạc đầy mê hoặc, có khi là sự cô đơn, nỗi thất vọng, sự ảo tưởng và cả những giấc mộng đẹp mà cuộc đời ai cũng đã từng trải qua. Đặc biệt, để đồng hành với đêm nhạc của Chaton, Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội – L’Espace sẽ tổ chức cuộc thi “Hát với Chaton” dành cho các tài năng trẻ tại Việt Nam vào ngày 23-3 sắp tới.

Sinh viên biu din văn ngh trong Ngày hi Pháp ng ti Đà Nng

Được biết trong suốt tháng 3, Ngày Quốc tế Pháp ngữ cũng được tổ chức tại nhiều trường học ở vùng ĐBSCL, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội và nhiều địa phương với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc. Tiêu biểu như tại Hà Nội có ngày hội “Couleurs francophones – Sắc màu Pháp ngữ” với chương trình ca múa nhạc đặc sắc do các nghệ sĩ trong và ngoài nước cùng các em SV trình diễn. Dịp này, các đại sứ quán và tổ chức Pháp ngữ đã trao giải thưởng danh dự và giải thưởng thanh niên cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho cộng đồng Pháp ngữ. Bên cạnh đó, chương trình “Nối vòng tay lớn Pháp ngữ” lần đầu được tổ chức tại Hà Nội cũng được tổ chức thu hút 1.000 HS-SV đang theo học tiếng Pháp tham gia. Với 5 màu áo khác nhau, các tham dự viên đã cùng nhau xếp hình logo biểu tượng của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) rất đẹp mắt. Bên cạnh đó, chương trình còn tổ chức hội thi tìm hiểu về ngôn ngữ, lịch sử, địa lý và văn hóa của các nước thuộc Cộng đồng Pháp ngữ dành cho tất cả các HS từ tiểu học đến đại học. Tương tự, Ngày hội Quốc tế Pháp ngữ khu vực ĐBSCL lần thứ 22 cũng đã được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.Cần Thơ phối hợp cùng ĐH Cần Thơ tổ chức với các hoạt động hội thảo nghề nghiệp việc làm Pháp ngữ; triển lãm các gian hàng làng nghề thủ công truyền thống và du lịch của các địa phương trong vùng; thi thuyết trình dự án kinh doanh sản phẩm thủ công của địa phương.

Vũ Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)