Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Sống chậm lại bên chén trà

Tạp Chí Giáo Dục

Cho dù là mùa nng nóng hay mùa lnh giá, trà (hay chè) vn đưc ngưi Vit dùng sut năm, t quán nưc bên hè ph đến m trà trong gia đình, hay nhng nhà hàng sang trng. Trà đi vào đi sng ca con ngưi rt thm lng nhưng mang li  giá tr văn hóa và li ích v sc khe vô cùng to ln. Nhiu ngưi cho rng bên chén trà ngưi ta có th sng chm li…


Nhiu ngưi cho rng bên chén trà ngưi ta có th sng chm li

1. Chén trà từ lâu đã gắn bó với đời sống hàng ngày của người dân từ nông thôn đến thị thành. Dân gian có câu “Khách đến nhà không trà thì rượu” thể hiện tình cảm hiếu khách của con người Việt Nam thông qua các lễ nghĩa giao tiếp.

Nguồn gốc của trà có thể tìm được thấy khoảng hơn 4.000 năm ở Trung Hoa. Và câu chuyện được coi như huyền sử của trà mang dáng vẻ thần thoại hơn là sự thật. Vua Thần nông khi tuần thú phương Nam, vô tình uống được một thứ lá cây rơi trong nồi nước đang sôi làm cho tinh thần sảng khoái phấn chấn nên ông gọi đó là trà.

Hoặc có một người thành thạo về y khoa, đã khám phá ra chè là một loại thảo dược vào năm 2737 Trước công nguyên khi có vài chiếc lá cây rơi vào ấm nước đang đun sôi của ông. Sau khi uống thử ông đã phát hiện mình có một năng lực kỳ diệu… Ngay lập tức ông xếp cây trà vào danh sách các loại thảo dược.

Ở phương Đông cả nghìn năm nay, trà là một nghệ thuật ẩm thủy độc đáo, có vị thế đáng kể trong đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nó đã đi vào mọi ngõ ngách của đời sống người dân nhiều nước Á Đông. Trong đời thường, ngoài lương thực, vải vóc, trà là một trong bảy vật dụng thiết yếu, củi, nước, dầu, muối, tương, dấm, trà. Trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của công chúng, trà lại là một trong bảy loại hình sinh hoạt văn hóa ngày xưa không thể thiếu, đó là cầm, kỳ, thi, họa, thư, tửu, trà.

Ngày nay, trà có mặt ở hầu khắp thế giới. Đặc biệt là ở những vùng “phong, hoa, tuyết, nguyệt”, người ta xem trà như một nét văn hóa tinh thần không thể thiếu. Người Trung Quốc xem trà như là “chất” khơi nguồn cảm hứng thi ca, kết nối tình bằng hữu. Người Nhật xem trà như là một trong những loại hình nghệ thuật cao cấp được nâng lên thành “đạo”. Với người Hàn Quốc dùng trà để thờ cúng trong dịp lễ hội.

2. Còn với người Việt Nam, trà được biết đến từ rất sớm, ngay từ thời đồ đá Sơn Vi (tức văn hóa Hòa Bình) và đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Trà là loại thức uống rất đặc biệt và có hương vị rất riêng, người ta biết đến trà không chỉ là nước uống giải khát thông thường mà biết đến trà như là một loại dược thảo dùng để trị bệnh, tăng thêm sức khỏe.

Tôn Trung Sơn trong luận văn kiến quốc phương lược 100 năm trước đã nói: “Tựu trà nhi ngôn thi vị tối hợp vệ sinh, tối ưu mỹ chi nhân loại ẩm” (Trà rất hợp vệ sinh, là loại đồ uống rất tốt của nhân loại). Bản thân của cây trà cũng có những tác dụng tốt đến sức khỏe con người. Trong cuốn “Kinh thần nông cây cỏ” có viết: “Trà có thể làm cho con người ngủ ít song rất tỉnh táo và khỏe mạnh”. Trong “Luận thực” danh y Hoa Đà cũng viết rằng: “Uống nhiều trà khô rất có lợi cho thần kinh”. Còn trong “Trà phổ”, tác giả Cố Văn Khánh đã nói rất rõ về tác dụng của trà: “Ngoài việc giải khát ra, uống trà cũng kích thích tiêu hóa, hưng phấn thần kinh, lợi tiểu, ít ngủ, sang mắt, giúp con người tăng cường sức khỏe”.

Trong số công dụng mà trà đã mang đến cho người, thì tác dụng làm cho người ta tỉnh táo và hưng phấn tinh thần là nổi bật hơn cả. Việc uống trà làm tâm của ta thanh tịnh, tạo nên một giai điệu, một tiết tấu trong cuộc sống. Cũng với chén trà, càng ngày con người càng thấy rõ hơn, trà chính là phương tiện tốt nhất giúp con người dụng tâm để tự hoàn thiện.


Vi
c ung trà làm tâm ca ta thanh tnh, to nên mt giai điu, mt tiết tu trong cuc sng

Nhng ngày l, Tết luôn là dp đ mi ngưi cùng nhau sum hp, đoàn t vi ngưi thân, h hàng trong gia đình và bn bè. Trong không khí đó thì nhng tách trà như si dây vô hình kết ni mi ngưi li gn nhau hơn. Còn gì bằng khi thưng thc mt tách trà m nóng ri cùng nhau hàn huyên nhng câu chuyn vui bun. Văn hóa trà Vit là truyền thống tốt đẹp cần giữ gìn và phát huy trong những ngày lễ tết quan trọng của đất nước ta.

Gần đây, tại Hội nghị Tim mạch quốc tế diễn ra tại Paris – Pháp, các nhà nghiên cứu, các thầy thuốc có uy tín ở các nước phương Tây một lần nữa tiếp tục khẳng định và đưa ra các phân tích khoa học với bằng chứng đáng tin cậy khi đề cập đến các tác dụng tốt của trà đối với các chứng bệnh tim mạch. Theo các công trình nghiên cứu, trà cũng có thể rút đi tỷ lệ cholesterol và triglyceride (các loại mỡ máu có thể gây ra chứng xơ vữa động mạch), có tác dụng lên sự “kháng insulin” dẫn đến hấp thu kém đường của cơ thể, nguyên nhân phát sinh căn bệnh đái tháo đường tuýp 2.

3. Chúng ta không thể phủ nhận rằng, trà từ xưa đến nay luôn giữ vai trò là một thức uống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt. Có thể khẳng định, trong mỗi gia đình Việt Nam dù theo phong cách hiện đại hay truyền thống đều sở hữu cho mình một bộ tách ấm để pha trà. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường dùng tách trà mời khách thể hiện sự niềm nở đón tiếp, sự nồng nhiệt, tôn trọng của gia chủ đối với vị khách đến thăm nhà.

Người thưởng trà sành điệu là người chọn thời điểm uống trà vào lúc mờ sáng (khoảng 4-5 giờ sáng) khi thời khắc âm dương giao hòa, đêm qua – ngày tới), uống trà thời khắc giao hòa này sẽ có lợi cho sức khỏe và tâm hồn, hướng người thưởng trà tới những điều tốt đẹp.

Phương thức thưởng thức trà cũng khá đa dạng. Trà có thể được uống một mình, được gọi là độc ẩm, chính là lúc người ta nhâm nhi chiêm nghiệm, hoặc ngâm thơ sáng tác. Trà được uống cùng lúc với hai người thì được gọi là song ẩm hoặc có thể nhiều hơn nữa những người bạn tâm giao, tri kỷ của nhau.

Về không gian thưởng trà của người Việt cũng đòi hỏi có một không gian rộng để tận hưởng được hết sự tinh túy của trà. Không gian thưởng trà thường mang hơi hướng của văn hóa thiền – là không gian thanh tịnh, thuần khiết, tao nhã, êm dịu. Lý tưởng nhất là những nơi có khung cảnh thiên nhiên đẹp, yên tĩnh, bên trong có tranh ảnh, thư pháp, góc đọc sách báo hoặc bàn cờ.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Bình luận (0)