Theo một kết quả nghiên cứu, ngượ dân sống gần đường sắt dễ bị đau đầu và khó ngủ.
Trường ĐH Khoa học thuộc ĐH Huế vừa thực hiện một nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tiếng ồn khi tàu hỏa chạy qua TP Huế, khu vực có người dân sống. Đối tượng nghiên cứu là người dân có độ tuổi từ 18 đến 80, sống dọc hai bên đường ray trong bán kính 100 m tính từ mép đường ray.
Kết quả cho thấy: Mức ồn trong 1 phút khi có tàu đi qua trong khu vực nghiên cứu dao động từ 35 đến 70 dB. Trong đó, mức ồn trong khu vực từ 5 đến 25 m so với đường ray là 55 – 70 dB. Ở các điểm cách 5 m so với đường ray thì mức ồn đều vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam 5949 – 1998. Tỉ lệ người dân bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn đường sắt về mặt sức khỏe là 62,5%. Trên 30% người dân cho rằng tiếng ồn đường sắt là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng đau đầu, khó ngủ.
Cũng theo kết quả của nghiên cứu này, tiếng ồn giao thông đường sắt gây ra nhiều tác động khác nhau về mặt sức khỏe cho người dân nhưng chủ yếu là đau đầu và khó ngủ. Tỉ lệ người dân bị đau đầu và khó ngủ là 37,5% và 30,5%. Tiếng ồn cũng gây khó chịu đối với các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người dân. Tỉ lệ người “bị làm phiền cực kỳ” khi nói chuyện, nghe điện thoại, xem ti vi, đọc sách, nghỉ ngơi, bắt đầu ngủ, thức giấc và mở cửa sổ ở vùng mức ồn từ 55 – 70 dB lần lượt là 16%; 27,2%; 17,6%; 19,2%; 12,8%; 13,6%; 8%; 4,8%.
Kết quả cho thấy: Mức ồn trong 1 phút khi có tàu đi qua trong khu vực nghiên cứu dao động từ 35 đến 70 dB. Trong đó, mức ồn trong khu vực từ 5 đến 25 m so với đường ray là 55 – 70 dB. Ở các điểm cách 5 m so với đường ray thì mức ồn đều vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam 5949 – 1998. Tỉ lệ người dân bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn đường sắt về mặt sức khỏe là 62,5%. Trên 30% người dân cho rằng tiếng ồn đường sắt là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng đau đầu, khó ngủ.
Cũng theo kết quả của nghiên cứu này, tiếng ồn giao thông đường sắt gây ra nhiều tác động khác nhau về mặt sức khỏe cho người dân nhưng chủ yếu là đau đầu và khó ngủ. Tỉ lệ người dân bị đau đầu và khó ngủ là 37,5% và 30,5%. Tiếng ồn cũng gây khó chịu đối với các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người dân. Tỉ lệ người “bị làm phiền cực kỳ” khi nói chuyện, nghe điện thoại, xem ti vi, đọc sách, nghỉ ngơi, bắt đầu ngủ, thức giấc và mở cửa sổ ở vùng mức ồn từ 55 – 70 dB lần lượt là 16%; 27,2%; 17,6%; 19,2%; 12,8%; 13,6%; 8%; 4,8%.
Theo NLĐ
Bình luận (0)