Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Sống với sách!

Tạp Chí Giáo Dục

Có th ví sách như con tàu vưt thi gian, là cu ni gia quá kh – hin ti và đnh hưng c tương lai. Tht không th nói hết v nhng li ích, giá tr t sách mang li. Sách xng đáng là mt tưng đài di sn ca tri thc và văn hóa nhân loi. Năm 1996, Unesco đã chính thc quyết đnh ly ngày 23 tháng 4 hàng năm là ngày “Ngày sách và bn quyn thế gii” (World Book and Copyright Day). Nhn thy tm quan trng ca văn hóa đc, ngày 24-2-2014, Thng Chính phc ta đã ký quyết đnh ly ngày 21 tháng 4 hàng năm là ngày Sách Vit Nam đ khuyến khích và phát trin phong trào đc sách trong cng đng.


Tác gi bên t sách ca mình

T tình yêu sách đến “thư vin gia đình”

Sách quý hơn vàng, nên việc giữ gìn sách là cả một nghệ thuật. Từ việc yêu sách, quý sách, ham đọc sách mới hình thành nên thú chơi sách, sưu tầm sách. Nhà cổ ngoạn Vương Hồng Sển, một cao nhân làng chơi sách đã từng chia sẻ: “Thú chơi sách là một thú nhàn, đóng cửa tháp ngà, thưởng thức chuyện cung trăng, hoặc dở trang sách tìm người trong xuân mộng. Nói như vậy cũng còn chưa đủ: nhà chơi sách chẳng những đọc mà thôi, còn mân mê cuốn sách, rờ rẫm cái bìa êm ái vuốt ve trang giấy mịn màng, gửi hết tâm tư vào đó, một lòng gắn bó thiết tha tưởng còn hơn các phong lưu công tử đời xưa tiếp kiến nhân tình bằng xương bằng thịt!”. Thế mới thấy tình yêu dành cho sách quá đỗi, đến mức có những thuật ngữ “chuyên ngành” dành riêng cho thú chơi sách như: thủ thư, nhà thư mục, tay giấu sách, tay nếm sách, gã cuồng thư… Kẻ chơi sách cũng như người đọc tựu trung đều quý trọng sách, nâng niu yêu mến như thể tay tiên vuốt tóc ngà và tìm hiểu thêm nghệ thuật giữ gìn kho báu của mình luôn mới đẹp, bền lâu.

Đối với người yêu quý sách, tủ sách là một phần tài sản trong ngôi nhà, là niềm hãnh diện của người sưu tập. Vậy nên, dù sách ngự ở đâu, trên chiếc giá sách mộc mạc, hay trên dãy kệ khang trang, cũng phải bài trí cho xứng hợp với đặc tính ngôi nhà, tính cách chủ nhân. Triết gia người Đức, Walter Benjamin chia sẻ niềm vui khi sục sạo tìm mua được cuốn sách vừa ý mình nhất: “Một trong những kỷ niệm khó quên của nhà sưu tập sách là cứu được cuốn sách mà ông ta chưa bao giờ nghĩ tới bởi vì ông ta thấy nó lẻ loi, không ai quan tâm trong thị trường sách, ông ta mua nó để trả tự do cho nó, giống như một hoàng tử mua một nữ nô lệ xinh đẹp và trả tự do cho cô ta. Đối với nhà sưu tập, tất cả cuốn sách được hoàn toàn tự do một khi đã nằm trên kệ sách”. Khi chúng ta sưu tầm được một lượng sách đáng kể, nhất thiết cần có một phòng dành riêng để lưu giữ sách. Từ đó, thư viện gia đình đã xuất hiện đầu tiên vào khoảng thế kỷ 16. Khởi đầu không phải là phòng sinh hoạt thân hữu, nhưng khi sách được phổ biến, phòng đọc sách trở thành nơi các thành viên gia đình tụ họp sinh hoạt mỗi khi rãnh rỗi. JC Loudon, một người chuyên viết về nghệ thuật trang trí nói rằng: “Hiện nay không có biệt thự hay nhà ngoại ô nào có hơn hai phòng khách, được xem là hoàn hảo nếu không có một phòng thư viện gia đình”. Vì vậy, phòng đọc sách ở mỗi gia đình gia đình tiêu biểu cho chiều hướng mở rộng thế giới riêng tư từ sách.

Ngh thut cho mưn sách

Cùng với những phương pháp để “gìn vàng giữ ngọc” sách, thì việc cho mượn sách cũng là điều đáng nói. Có lẽ, ai đã từng quý sách, cũng đã đôi lần phiền muộn việc mượn sách vì chẳng biết bao giờ người mượn sách (cũng mê sách) trả lại. Người đời truyền tụng rằng cho mượn sách đã dại nhưng mượn được mà đem trả lại còn dại hơn, mượn sách không trả chẳng phải nợ nần hay tội tình gì. Cách nghĩ này này có lẽ bắt nguồn từ câu chuyện tiếu lâm “tớ thơ ngu, hườn thơ ngu” được học giả Vương Hồng Sển trích lại trong bộ “Tiếu đàm” do Phụng Hoàng San và Dương Diếp thuật lại, bản in Ấn quán “de I’Union” năm 1914. Chuyện rằng: “Có tên mua được bộ truyện hai cuốn hay lắm. Anh bạn nọ nghe, lết tới nhà mượn về nhà coi chơi. Tên kia tiếc của lại xấu bụng, nên cố ý giấu lại một nửa và cho mượn có một cuốn mà thôi. Anh bạn đọc thấy chuyện đứt khúc, tức mình nên không trả. Lâu ngày, tên kia đến đòi, anh nọ trả lại có nửa cuốn, xé cất đi nửa cuốn. Tên kia hỏi sao vậy?. Thì trả lời rằng: “Anh cho tôi mượn có phân nửa, bây giờ tôi trả lại phân nửa cũng như anh vậy chớ sao”. Tên kia tức mình đem việc ấy kiện với ông huyện sở tại. Quan huyện nhà ta cho đòi hai đàng tới, hỏi ắt chất rồi mới xử như vầy: Thằng cho mượn thiệt là quá dại/ Mượn rồi trả gẫm lại chẳng khôn/ Hai đàng đã tới nha môn/ Vậy thì nín mà nghe ông xử: Đánh vài chục biểu sao đừng như vậy nữa”. Sự thật thì không phải người chơi sách ích kỷ không cho mượn sách, mà họ không nỡ cho mượn thì đúng hơn. Vì người chơi sách nhìn sách như vật phẩm trân quý, còn người mượn sách (và người đọc sách), dù giá trị đến mấy, đối với họ chỉ là vật thường dụng, nên cả hai không cùng chung suy nghĩ về cuốn sách. Do đó, vì nhiều lý do người mượn không trả, người cho mượn lại cả nể không đòi, thế là số phận cuốn sách tùy duyên mà trú ngụ. Vậy nên, một số người gặp quyển sách tâm đắc, cùng một ấn bản họ mua đến bộ ba, bộ bốn cho hoàn hảo: một để trưng bày, một để đọc, một để cho mượn theo kiểu ODA (không cần hoàn trả), hoặc để làm quà tặng hay để đổi sách khác cho phong phú tủ sách của mình. Nhưng đó là những ấn bản mới, dễ tìm, nếu là sách độc bản, quý hiếm, để giữ hòa khí, người giữ sách gốc nên đi photo một bản dành tặng cho người mượn sách thì có lẽ hiệu quả và an toàn hơn.


Đi vi ngưi yêu quý sách, t sách là mt phn tài sn trong ngôi nhà, là nim hãnh din ca ngưi sưu tp

Cây bút bậc thầy Anatole France với những câu văn mẫu mực và bất hủ của văn chương Pháp, dù với tấm lòng cởi mở, yêu con người tha thiết nhưng vẫn chìm đắm trong sách vở dị thường và không ngần ngại viết một cách hóm hỉnh rằng: “Đừng bao giờ cho mượn sách, chưa ai từng trả lại chúng. Những quyển sách tôi có được trong thư viện của mình là những quyển sách người khác cho tôi mượn”. Bản thân người viết rất tâm đắc với lời vàng này, nên đã trân trọng viết lại theo lối thư pháp Việt và kính cẩn treo trên tường ở phòng sách riêng của mình, để phòng ngừa có ai hỏi mượn sách, thì hướng họ đến câu viết đầy thú vị này!

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)