Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Sốt trái cây ngoại

Tạp Chí Giáo Dục

Vài năm gn đây, trái cây ngoi đưc nhiu khách hàng ưa chung. Có th thy, chưa bao gi th trưng xut hin nhiu trái cây nhp ngoi như hin nay.

Trái cherry có nhiu mc giá đưc bày bán  mt ca hàng trái cây ngoi

Trái cây ngoi “lên ngôi”

Theo ghi nhận của chúng tôi, sức tiêu thụ trái cây ngoại tăng nhanh chóng mặt nên tại các cửa hàng, siêu thị, điểm bán trái cây ngoại luôn phải nhập hàng liên tục. Tại quầy trái cây hệ thống siêu thị Co.opmart, Big C… các sản phẩm táo nhập khẩu như táo gala, táo queen, táo rose có nguồn gốc từ Mỹ, Canada, Úc… thường được khách hàng “săn lùng”.

Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hoa quả nhập khẩu về nước ồ ạt, chủng loại ngày càng đa dạng. Đơn cử, tại các siêu thị, cửa hàng bán trái cây… mùa nào thức ấy, hoa quả nhập khẩu luôn được bày bán tràn ngập, chất thành đống, số lượng lên đến cả vài chục loại như: táo, lê, nho, cherry, xoài, dưa… giá chỉ từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng tùy loại. Hơn nữa, trái cây nhập khẩu luôn có mẫu mã đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng.

Có mặt tại một cửa hàng chuyên bán trái cây ngoại trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3), chúng tôi quan sát thấy đủ loại hoa quả ngoại của Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan… Ở các hệ thống cửa hàng lớn lúc nào cũng bán đến 20-30 loại quả khác nhau. Đặc biệt, hoa quả nhập khẩu còn được bày bán khắp vỉa hè, chợ truyền thống, đặc biệt là trên “chợ mạng”. Trái cây ngoại đang bán tràn ngập trên thị trường và được cho rằng có nguồn gốc từ Mỹ, Úc, Pháp, Nam Phi… liên tục hạ giá khiến người dùng hồ hởi đón nhận.

Chị Mỹ Thanh, chủ một cửa hàng trái cây ngoại trên đường An Dương Vương (Q.5) cho biết: “Thị trường trái cây nhập khẩu đang là miếng bánh béo bở, các đầu mối nhập khẩu cũng tăng nhanh nên cạnh tranh khốc liệt hơn. Nắm bắt được xu hướng tiêu dùng nên cửa hàng chúng tôi tìm đầu mối nhập hàng về quanh năm”.

Các loi trái cây có xut x t Trung Quc, Thái, Hàn, Nht, đến Pháp, M, New Zealand, Nam Phi… đu có mt ti th trưng Vit Nam. Vi vic lon giá c, cht lưng trái cây ngoi như hin nay, không ít ngưi tiêu dùng cũng đau đu, hoang mang trưc “ma hn trn” trái cây ngoi trên th trưng.

Khi một khách hàng thắc mắc vì sao trái cây ngoại ngày càng có giá rẻ bất ngờ đến vậy, chị Mỹ Thanh lý giải: “Trái cây nhập khẩu có mẫu mã đẹp, áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch nên được khách hàng ưa chuộng. Trước đây nhập khẩu về lượng ít giá cao, còn bây giờ nhập về nhiều, lượng lớn giá rẻ cũng là điều dễ hiểu thôi”.

Lon giá, lon cht lưng

Vài năm trở lại đây, Việt Nam ký hàng loạt các hiệp định thương mại với EU, Mỹ, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, hay với các nước ASEAN… Do đó, các loại trái cây ngoại như táo, nho, cherry, lê, kiwi… có xuất xứ từ vùng ôn đới rõ ràng đang có lợi thế tại thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, cùng một chủng loại, xuất xứ, kích cỡ nhưng giá bán tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, chợ… chênh nhau từ hàng chục đến hàng trăm ngàn đồng. Chẳng hạn, trái kiwi vàng New Zealand tại một cửa hàng bán trái cây ngoại có giá 199.000 đồng/kg, tại một siêu thị lại có mức giá 250.000 đồng/kg.

Với người mua, câu chuyện về táo, lê còn phức tạp hơn. Trước thực trạng người dân lo lắng về táo, lê Trung Quốc được phun, ủ hóa chất bảo quản độc hại, các siêu thị cho nhập khẩu “muôn loại” táo từ Pháp, Mỹ, Nhật, Canada… và theo đó, giá cả cũng loạn theo. Thế nên, dù trái cây Việt đại hạ giá vẫn lép vế trước trái cây có dán mác trái cây ngoại.

Trước đây, cherry Mỹ thường có giá 350.000-700.000 đồng/kg, tùy loại, nay có loại chỉ 180.000-200.000 đồng/kg. Tương tự, giá kiwi, nho Nam Phi, lê Hàn Quốc cũng giảm mạnh. Trên thực tế, trái cây Trung Quốc nhập khẩu chiếm đến 50% khối lượng nhưng theo khảo sát của chúng tôi, ra chợ và siêu thị thì hầu như không thấy mà tất cả đều mang nhãn mác từ các nước khác. Thế nên, không tránh khỏi việc nhiều đại lý nhập hàng về rồi lột tem cũ, dán tem mới ghi xuất xứ từ Mỹ, Úc, châu Âu… cho dễ bán. “Cherry đóng thùng của New Zealand được khách hàng ưa chuộng vì độ ngọt, mọng nước và hàm lượng vitamin nhiều hơn cherry của Úc và Trung Quốc. Giá của cherry New Zealand thường cao hơn hàng Úc và Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thị trường, có mấy ai phân biệt rạch ròi được 3 loại cherry có 3 xuất xứ đó, trong khi giá lại chênh nhau gấp 3 lần”, chị Tú Trinh, chủ một trang cá nhân chuyên bán trái cây trên mạng chia sẻ.

Các loại trái cây có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái, Hàn, Nhật, đến Pháp, Mỹ, New Zealand, Nam Phi… đều có mặt tại thị trường Việt Nam. Với việc loạn giá cả, chất lượng trái cây ngoại như hiện nay, không ít người tiêu dùng cũng đau đầu, hoang mang trước “ma hồn trận” trái cây ngoại trên thị trường.

Bài, nh: Yên Hà

Bình luận (0)