Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

“Sốt” với dịch bệnh sốt xuất huyết

Tạp Chí Giáo Dục

So vi cùng k năm 2022, hin s ca mc st xut huyết (SXH) vn thp hơn. Tuy nhiên, so vi nhng tháng đu năm thì s ca mc đang tăng nhanh. Đáng chú ý, t l ca nng trên s ca mc tăng mnh so vi năm trưc.


Bnh nhi khám bnh ti Khoa St xut huyết, Bnh vin Nhi đng 1

Sc st xut huyết có th dn đến t vong

BS Cao Minh Hiệp – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng 1 – thông tin, từ đầu năm đến nay bệnh viện ghi nhận có 2.465 trường hợp đến khám và điều trị bệnh SXH (TP.HCM có 1.772 ca, còn lại là các tỉnh miền Tây), trong đó có 704 ca nhập viện (TP.HCM chiếm 396 ca), 113 ca nặng (TP.HCM chiếm 75 ca). So với cùng kỳ năm 2022, hiện tại số bệnh nhân điều trị nội trú thấp hơn. Tuy nhiên, so với những tháng đầu năm thì số ca bệnh tăng mạnh vì đang vào mùa mưa – mùa của bệnh SXH.

TS.BS Nguyễn Minh Tuấn – Trưởng khoa SXH Bệnh viện Nhi đồng 1 – cho biết, hiện trung bình mỗi ngày khoa điều trị từ 20-25 trường hợp, trong đó có khoảng 10% trường hợp nặng như sốc, suy các cơ quan.

“Hiện tại có 3 ca nặng được chẩn đoán SXH Dengue với biểu hiện xuất huyết tương nhiều dẫn đến trụy mạch phải thở ôxy và truyền dịch.  Qua quá trình theo dõi chăm sóc điều trị hiện tại các bệnh nhân khá ổn định”, BS Tuấn nói.

Bệnh SXH xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa. Thông thường miền Nam gia tăng sớm và đạt đỉnh sớm vào tháng 9, tháng 10, sau đó giảm dần và kéo dài đến đầu năm sau. Tại miền Bắc gia tăng dịch muộn hơn, đỉnh dịch muộn hơn.

Những năm gần đây, bệnh SXH lây lan mạnh cả ở người lớn, chứ không riêng gì trẻ nhỏ. Tỷ lệ sốt Dengue nặng ở người lớn và số ca tử vong cũng nhiều hơn ở trẻ nhỏ. Do đó, “tất cả người dân không nên chủ quan cho rằng bệnh chỉ nặng và chỉ xảy ra ở trẻ em. Người lớn, đặc biệt người lớn có bệnh nền như tiểu đường, dư cân, béo phì, cao huyết áp, các bệnh mãn tính, phụ nữ có thai nếu mắc bệnh rất dễ biến chứng nặng dẫn đến tử vong”, BS Tuấn lưu ý.

Theo BS Tuấn, có nhiều nguyên nhân khiến bệnh trở nặng. Có trường hợp sốt nhưng không biết mắc bệnh SXH nên tự điều trị tại nhà bằng thuốc cảm, sốt thông thường. Một số trường hợp khám tại các phòng khám, cơ sở y tế nhưng chưa được đánh giá theo dõi những dấu hiệu cảnh báo. Với trẻ nhỏ, có thể do người lớn thiếu theo dõi, quan sát thường xuyên dẫn đến bỏ qua những dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, trong quá trình khám bệnh, nhân viên y tế có thể nhầm lẫn các dấu hiệu của bệnh SXH với bệnh sốt siêu vi, viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa, rối loạn tiêu hóa. Nhất là trẻ dưới 3 tuổi khi mắc SXH có tới 20-30% các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi, tiêu chảy…


Các bnh nhi đang điu tr st xut huyết ti Bnh vin Qun 8

BS Tuấn khuyến cáo, nếu có dấu hiệu sốt từ 2 ngày trở lên, nhất là trong thời điểm mùa mưa cần đến các cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ đánh giá, làm xét nghiệm chẩn đoán, phát hiện kịp thời từ đó có hướng điều trị, phòng ngừa biến chứng nặng. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người lớn cần quan sát, theo dõi nếu có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, chán ăn, ói nhiều hơn, bứt rứt, vật vã là thời điểm bệnh dễ chuyển biến nặng.

“Bệnh SXH chuyển biến nặng từ từ. Với dấu hiệu xuất huyết, không ăn uống được nhiều, kèm theo ói nhiều sau đó bệnh sẽ chuyển nặng. Đặc biệt khoảng “thời gian vàng” trước đó từ 6-12 tiếng nếu không được ghi nhận, điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Khi thấy các dấu hiệu bệnh, người lớn hay trẻ nhỏ cần được đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời”, BS Tuấn khuyến cáo.

Mi tun s ca mc st xut huyết li tăng thêm hơn 12%

SXH là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của vùng nhiệt đới, lây qua trung gian muỗi vằn. Thống kê từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, trong tuần 29 (từ 17-7 đến 23-7) TP ghi nhận 256 trường hợp mắc bệnh SXH, tăng 12,2% so với trung bình 4 tuần trước. Các quận, huyện có số ca mắc cao là quận 1, quận 8 và huyện Bình Chánh.

BS Nguyễn Hồng Tâm – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM – cho biết, mặc dù số ca mắc SXH thấp hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng tỷ lệ ca bệnh nặng trên số ca mắc tăng. Mặt khác, qua kiểm tra thực tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, cứ hai điểm thì có một điểm có lăng quăng. Vấn đề này rất nguy hiểm, người dân phải vào cuộc bởi nhân viên y tế không thể vào từng khu vực trong nhà dân để diệt lăng quăng…

BS Tâm nhấn mạnh, người dân phải hết sức quan tâm công tác phòng chống. Nguy cơ bùng dịch có thể xảy ra nếu chủ quan, lơ là. Chống dịch là trách nhiệm của toàn xã hội, từ các cấp chính quyền, sở ngành, trong đó ngành y tế là hạt nhân, đầu mối hướng dẫn chuyên môn nhưng cần sự chung tay của người dân thì việc phòng chống mới có hiệu quả. Người dân cần chủ động trong phòng chống bệnh SXH. Lật úp các dụng cụ chứa nước đọng để muỗi không có cơ hội đẻ trứng. Nếu không có nước sẽ không có lăng quăng, không có lăng quăng sẽ không có muỗi, không có muỗi sẽ không có SXH. Khi phát hiện những điểm có lăng quăng nhưng không thể can thiệp người dân cần báo với ngành y tế qua app trực tuyến.

Về phía ngành y tế đã triển khai tất cả các biện pháp phòng chống, điều trị bệnh. Đồng thời cũng đã chuẩn bị sẵn kịch bản, thậm chí có tổ chuyên gia tư vấn điều trị bệnh SXH. Bên cạnh đó, ngành y tế TP còn có sự hỗ trợ chuyên môn cho bệnh viện các tỉnh lân cận để phòng từ xa.

Linh Anh

Bình luận (0)