SXH những ngày đầu thường chỉ biểu hiện sốt cao nhưng từ ngày thứ 3 trở đi, virus có thể tấn công các cơ quan nội tạng (không có biểu hiện ra bên ngoài). Thời điểm này dễ xuất hiện sốc nhất, không cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
Bệnh nhân SXH có dấu hiệu tiền sốc mà không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao do truỵ mạch, hạ huyết áp, tổn thương nội tạng (Ảnh: H.Hải)
Với bệnh SXH, nguy hiểm thường ở ngày sốt thứ 3-6. Dấu hiệu tiền sốcSXH là đau vùng gan, bứt rứt, khó chịu, tiểu tiện ít, huyết áp tụt, nặng hơn nữa là không đo được mạch, huyết áp (biểu hiện của trụy mạch). Nếu không được kịp thời can thiệp, dùng thuốc nâng huyết áp, nâng mạch thì người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao.
Nhất là năm nay, virus gây SXH thường là virus tuýp 2 có khả năng tái nhiễm cao nên nguy cơ bị sốc tái nhiễm cao. Ở tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đều thông báo về các ca SXH tuýp D2 gây tổn thương nội tạng rất nặng nề. Ngoài những biểu hiện cổ điển như hạ tiểu cầu trước đây, xuất huyết, sốc, truỵ mạch thì bệnh nhân còn dễ bị tổn thương nội tạng (tràn dịch màng tim, tràn dịch màng phổi, tăng men gan…). Như bệnh nhi tử vong mới đây tại khoa Nhi BV Bạch Mai, men gan tăng tới 4.000, gấp 40-50 lần so với bình thường.
Vì thế, trong suốt quá trình SXH, người bệnh luôn cần phải được theo dõi sát sao. Mấy ngày đầu dù mới chỉ sốt, bệnh nhân cần được nằm nghỉ ngơi tuyệt đối, ăn các chất dễ tiêu, đặc biệt là uống nhiều nước để giảm nguy cơ đông máu. Còn khi có bất cứ dấu hiệu tiền sốc nào như trên, cần ngay lập tức đưa bệnh nhân tới việc để được cấp cứu kịp thời.
Hồng Hải/Dan tri
Bình luận (0)