Cộng đồng nhà sưu tập Việt Nam tăng nhanh cũng là lý do nhà triển lãm danh tiếng Sotheby’s đã chọn Việt Nam để tổ chức những buổi triển lãm mỹ thuật
Triển lãm trưng bày hơn 50 tác phẩm chưa từng ra mắt công chúng Việt Nam của các giáo sư Trường Mỹ thuật Đông Dương (EBAI) và lứa họa sĩ từ Pháp tới và sống tại Đông Dương thời xưa. "Mộng Viễn Đông" cho thấy các họa sĩ như Victor Tardieu, Jean-Louis Paguenaud và André Maire xây dựng lăng kính riêng của mình để soi chiếu vùng đất và con người nơi đây, thể hiện rõ nét qua từng nét cọ, tác phẩm.
Một tác phẩm trong triển lãm “Mộng Viễn Đông” tại khách sạn Park Hyatt Saigon (TP HCM). Ảnh do ban tổ chức cung cấp
Ông Nathan Drahi, Giám đốc điều hành Sotheby’s châu Á, cho biết: "Chúng tôi rất vui được quay lại Việt Nam để tổ chức triển lãm thứ hai và tiếp tục vinh danh di sản nghệ thuật rực rỡ của đất nước các bạn".
"Chúng tôi hy vọng triển lãm sẽ tương tác, cung cấp thông tin và truyền cảm hứng tới cộng đồng nghệ thuật" – ông Jasmine Prasetio, Giám đốc điều hành Sotheby’s Đông Nam Á, nói.
Theo ông Ace Lê – Giám đốc điều hành thị trường Việt Nam của Sotheby’s, đã gần đến mốc 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, đây là dịp thích hợp để nhìn lại những đóng góp của lứa họa sĩ Pháp tới Đông Dương, không những để lập nên một kinh viện, mà còn là cả một trường phái nghệ thuật với di sản đồ sộ.
Nhà đấu giá danh tiếng thế giới Sotheby’s từng gây ấn tượng mạnh khi lần đầu tổ chức triển lãm tại Việt Nam với tên gọi "Hồn xưa bến lạ" tại TP HCM vào năm 2022. Triển lãm trưng bày hơn 50 tác phẩm của 4 danh họa Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Vũ Cao Đàm. Đây là bộ tứ danh họa tốt nghiệp những khóa đầu của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội. Đây là dịp giới hội họa TP HCM được tận mắt chiêm ngưỡng những tác phẩm mỹ thuật có giá đến triệu USD của các danh họa Việt.
Bộ tứ lừng danh này đã lần lượt di cư sang Pháp trong các thập kỷ 1930-1940 và thường xuyên lồng ghép tâm tư hoài cố hương của mình vào trong các tác phẩm được sáng tác nơi hải ngoại. Họ mượn những gì còn đau đáu trong ký ức để thể hiện các lát cắt khác nhau về đời sống và văn hóa Việt trong tranh, thông qua các chủ đề quen thuộc. Dù vẽ hoa cỏ hay cảnh quan, gia đình hay phong tục, văn hóa hay kiến trúc, bộ tứ "Phổ-Thứ-Lựu-Đàm" đã tạo dựng được những biểu quan thị giác bắt nguồn từ cội rễ Việt, thu hút khán giả quốc tế.
Sau khi phá kỷ lục giá cho danh họa Lê Phổ tại phiên đấu mùa xuân vừa rồi tại Hồng Kông (Trung Quốc), hiện Sotheby’s đang nắm giữ cả 3 kỷ lục về giá cao nhất cho tranh Việt – tiếp tục minh chứng cho vị thế thị trường của Sotheby’s và mục tiêu kết nối cộng đồng nhà sưu tập trong khu vực.
Nhà đấu giá Sotheby’s ở Hồng Kông đã nhiều lần tổ chức đấu giá tranh của các họa sĩ Việt Nam. Những tác phẩm khi được nhà đấu giá Sotheby’s chấp nhận và đưa ra giới thiệu đều lập tức thu hút sự chú ý của công chúng khắp nơi.
220 tác phẩm dự Triển lãm Mỹ thuật Đông Nam Bộ UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm Mỹ thuật Đông Nam Bộ khu vực VII lần thứ 28 – 2023 (diễn ra từ ngày 8 đến 17-8). Triển lãm giới thiệu 220 tác phẩm của 178 tác giả đến từ 9 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Phước. Các tác phẩm bao gồm nhiều loại hình hội họa, đồ họa, điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng… Theo giới chuyên môn, các tác phẩm tham gia triển lãm phong phú về đề tài, thể loại với nhiều chất liệu như sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ, acrylic, đá nhân tạo, gốm ghép, đồng, thép, tổng hợp… H.Thuận |
Theo Thùy Trang/NLĐO
Bình luận (0)