Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

STEM khơi nguồn đam mê và định hướng nghề nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

STEM khơi nguồn đam mê và định hướng nghề nghiệp - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 STEM khơi nguồn đam mê và định hướng nghề nghiệp Audio

Thông qua các tiết hc ngoi khóa, các chương trình thc tế tri nghim, nhiu trưng hc TP.Đà Nng đang góp phn khơi dy nim đam mê STEM trong la tui hc sinh. Hưng đến mc tiêu hưng nghip, phân lung và phát trin nhân lc STEM trong xu thế mi.

Trải nghiệm STEM khơi dậy đam mê sáng tạo trong học sinh phổ thông đồng thời góp phần định hướng nghề nghiệp

 

Giúp hc sinh tiếp cn sm v STEM

Nhằm hỗ trợ học sinh phổ thông tiếp cận thực tế về giáo dục STEM, thời gian qua nhiều trường ĐH tại TP.Đà Nẵng như Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) đã tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh phổ thông trải nghiệm.

Xưởng thực hành của Khoa Cơ khí và xưởng thực hành của Khoa Điện, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật – ĐH Đà Nẵng trong giờ ngoại khóa dành cho các học sinh THPT có bầu không khí luôn cởi mở. Ở đó, các em học sinh THPT không chỉ được lắng nghe các giảng viên, sinh viên chỉ dẫn các thao tác STEM mà còn tự tay mình điều khiển các thiết bị cơ học trong ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí như máy ép chén đĩa từ vật liệu thân thiện với môi trường, máy CNC, máy khắc laser…

Em Hoàng Hiếu, học sinh lớp 11, Trường THPT Nguyễn Văn Thoại chia sẻ: “Thông qua tiết học ngoại khóa, em và các bạn được làm thí nghiệm về khoa học, tự tay mình thực hiện những mô hình, sản phẩm trên các thiết bị hiện đại dưới sự hướng dẫn cụ thể của các giảng viên và các anh chị sinh viên. Đối với em đây là một trải nghiệm thú vị. Qua đó, em hiểu hơn về các chuyên môn ngành học để có sự lựa chọn cho nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT”.

Chung cảm nhận, em Ngô Ngọc Bảo, học sinh Trường THCS Đặng Thai Mai cho biết, tham gia hoạt động STEM giúp em thỏa đam mê sáng tạo, biết phương pháp tạo ra các sản phẩm có ích trong cuộc sống. Qua đây em cùng các bạn nâng cao được nhiều kỹ năng làm việc nhóm, sáng tạo, phản biện.

Nhằm đưa STEM vào trường phổ thông thông qua các chương trình, hoạt động ngoại khóa, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng đã thiết kế chương trình hoạt động trải nghiệm giáo dục STEM phù hợp từng lớp, cấp học để giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với các khái niệm cơ bản trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học thông qua những trải nghiệm thú vị trên các sản phẩm, mô hình, thiết bị thực hành, thí nghiệm.

Góp phn đnh hưng ngh nghip

Cũng nhằm hỗ trợ học sinh hiểu sâu hơn về STEM, định hướng cho các em chọn ngành nghề sát đam mê, năng lực sở trường, Trường THPT Nguyễn Văn Thoại cũng  đã bổ sung kiến thức thực tế của các môn vật lý và công nghệ cho học sinh bằng hoạt động học tập trải nghiệm STEM với trường đại học. Theo đó, các em học sinh khối lớp 10 trải nghiệm STEM về cơ học – cơ khí; học sinh khối lớp 11 trải nghiệm STEM về điện trường; học sinh khối lớp 12 trải nghiệm STEM về từ trường với các mô hình, thiết bị tại văn phòng bộ môn cơ khí chế tạo và xưởng điện.

Bên cạnh các cuộc thi dành cho học sinh phổ thông, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng cũng mang đến Ngày hội STEM của nhiều trường THPT các sản phẩm về khoa học, công nghệ, kỹ thuật do sinh viên nhà trường sáng tạo như trải nghiệm với khí ni tơ lỏng; Mô hình kết cấu không gian và Trải nghiệm robot điện tử – dò mê cung.

PGS.TS Lê Tiến Dũng, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng thời gian qua đã phối hợp với sở GD-ĐT các tỉnh, thành khu vực miền Trung để triển khai các hoạt động truyền cảm hứng đổi mới sáng tạo cho học sinh liên quan đến các lĩnh vực STEM. Dự án Học viện nghề nghiệp STEM miền Trung Việt Nam được thiết kế để nâng cao nhận thức xã hội và xây dựng năng lực giáo dục và nguồn nhân lực cho STEM. Học sinh THPT được trang bị kiến thức về nghề nghiệp dựa trên các chương trình đào tạo chuyên sâu về khoa học – kỹ thuật, cung cấp cho các em những trải nghiệm dựa trên thực tế để có thể lựa chọn theo đuổi lĩnh vực nghề nghiệp ở bậc đại học. Các hoạt động STEM giữa trường ĐH với các trường phổ thông nhằm mục đích giúp học sinh nuôi dưỡng nền móng vững chắc giáo dục STEM, tạo đà cho việc theo đuổi ước mơ nghề nghiệp ứng dụng STEM, nhất là hướng đến giảng đường ĐH và chọn nghề nghiệp tương lai.

Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng cũng đã kết nối với 10 trường THPT tại các tỉnh thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi để xây dựng năng lực cho đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện các hoạt động học tập STEM. Có 25 giáo viên được cung cấp chương trình đào tạo và cố vấn liên tục với sự hỗ trợ, định hướng các bài giảng từ giảng viên để có thể áp dụng các phương pháp STEM trong lớp học. Từ đó, các giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn lập kế hoạch, hướng dẫn cho học sinh của mình về các khái niệm và phương pháp giáo dục STEM.

“Để phát triển giáo dục STEM, việc gắn kết đào tạo giữa bậc đại học và THPT là một trong những giải pháp quan trọng nằm nâng cao nhận thức và năng lực giáo dục STEM tại các trường phổ thông. Góp phần đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, phục vụ cho sự phát triển của đất nước trong thời kỳ bùng nổ công nghệ toàn cầu”, PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng nhìn nhận.

Theo đánh giá của các nhà quản lý giáo dục, việc đưa hoạt động STEM vào trường học phổ thông nhằm góp phần hình thành và phát triển tư duy ban đầu về công nghệ, khơi dậy trong lứa tuổi học sinh khả năng sáng tạo, thích ứng khi tiếp cận với các lĩnh vực chuyên sâu. Đó cũng là giải pháp góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông một cách thiết thực và hiệu quả.

Hin Lương

Bình luận (0)