Khi nướng, rán, quay hay hấp…, các món ăn được nêm gia vị sẽ trở nên thơm ngon và đậm đà hơn. Sau đây là một số bí quyết sử dụng gia vị khi chế biến món ăn.
Thì là. |
Tỏi: Tỏi được xem là gia vị “thân thiết” nhất của những món thịt và rau xanh. Với rau xào, tỏi sẽ được cho vào lúc dầu ăn vừa nóng để khử mùi và tạo độ thơm cho món ăn. Tuy nhiên, không nên ăn thịt chó với tỏi vì sẽ gây khó tiêu, không tráng trứng vịt với tỏi vì tỏi có thể biến thành chất độc gây hại cho cơ thể khi kết hợp chung với trứng…
Thì là: Thì là vẫn được dùng cho các món súp, canh riêu cá hoặc các món có rau xanh. Mùi vị thơm ngon của thì là giúp khử mùi tanh của cá và những loại thịt có mùi hơi đậm. Riêng với rau xanh, thì là mang lại hương vị lạ, làm mới các món rau thường dùng.
Quế và hồi: Khi dùng dạng cây, cho vào khi ướp nguyên liệu và lúc nấu để tận dụng hết hương thơm. Nếu dùng dạng bột, nên hòa với một ít nước. Không cho quế, hồi vào dầu đang nóng vì sẽ gây cháy, món ăn có mùi hăng và vị đắng.
Gừng: Gừng thường được dùng để ướp thịt, cá và khử mùi tanh. Trong gừng có chứa men Zingibai làm thịt nhanh mềm. Khi sử dụng, bạn nên rửa sạch và dùng luôn vỏ vì có tác dụng chữa bệnh và tăng hương vị.
Không nên dùng những củ gừng để lâu vì có chứa độc tố lưu huỳnh gây hại cho gan.
Hạt tiêu: Nhiều người có thói quen ướp tiêu vào thức ăn trước khi chế biến để tạo mùi thơm. Tuy nhiên, hạt tiêu nấu ở nhiệt độ cao sẽ mất mùi thơm đặc trưng. Tốt nhất, chúng ta chỉ nên rắc hạt tiêu khi thức ăn đã chín.
Ngoài ra, trong hạt tiêu có một lượng dầu rất nhỏ để giữ hương thơm. Tiêu xay sẵn sử dụng tiện lợi nhưng sẽ bị mất mùi nhanh chóng. Do đó, để dùng lâu dài nên để nguyên hạt, cất nơi khô thoáng. Khi cần dùng mới lấy ra xay nhuyễn.
Muối: Muối được xem là một trong những loại gia vị không thể thiếu khi nấu nướng, muối mang lại độ mặn cho món ăn. Tuy nhiên, thói quen ăn mặn không tốt cho sức khỏe vì chúng làm tăng hàm lượng natri trong cơ thể, dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm như suy thận, tăng huyết áp…
Đường, mì chính (bột ngọt): Khi thực hiện các món rán và nướng, chỉ nên dùng ít đường để ướp thực phẩm. Nếu dùng nhiều, món ăn rất dễ cháy khét, bị sậm màu gây mất thẩm mỹ và có vị đắng.
Khi nêm mì chính, không nên cho vào lúc thức ăn đang sôi ở nhiệt độ cao, chỉ nên cho mì chính vào khi thức ăn để khoảng 70 – 80 độ C. Đồng thời, chỉ nên nêm một lượng nhỏ mì chính vừa đủ để kích thích vị giác. Không nên cho quá nhiều loại gia vị này vào thức ăn vì một số người dị ứng với bột ngọt có thể bị đau đầu, chóng mặt, thậm chí bị ngộ độc.
Theo Hoài Hương
Sức khỏe & Đời sống
Sức khỏe & Đời sống
Bình luận (0)