Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Sử dụng nước ngầm: Lợi trước, hại sau!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

S dng nưc ngm ô nhim không ch bnh tt v lâu dài, khai thác quá mc khiến mc nưc xung thp còn gây lún st mt đt, xâm nhp mn…


S dng nưc ngm đ sinh hot giếng khoan ti mt h dân  Nhà Bè

Đến 2025 có lp đưc toàn b giếng khoan?

Bà Nguyễn Trần Quỳnh Ngân (Công ty cổ phần Khoa học kỹ thuật Phượng Hải, TP.HCM) cho biết, thống kê từ 2018 đến nay, tổng lượng khai thác nước ngầm tại Việt Nam lên đến 10,5 triệu m3/ ngày đêm, chiếm 17,2% trữ lượng khai thác nước dưới đất. Riêng khu vực 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long, lưu lượng khai thác nước ngầm lên đến 2 triệu m3/ ngày đêm. Các địa phương có lượng khai thác 200.000m3/ ngày đêm là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ… Nguồn nước khai thác được sử dụng cho sản xuất, sinh hoạt, nuôi trồng. 

“Riêng TP.HCM, hiện nay lưu lượng khai thác nước ngầm ở khoảng 635.000m3/ ngày đêm. TP đặt mục tiêu giảm khai thác xuống còn 100.000m3/ ngày đêm vào năm 2025 và đến thời điểm này đã hoàn thành khoảng 70-75%”, bà Ngân thông tin thêm.

Tại TP.HCM, các huyện vùng ven như Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Thủ Đức… là những địa phương có lưu lượng khai thác nước ngầm lớn mỗi năm. Đáng báo động là nguồn nước ngầm khai thác không đạt các chỉ tiêu về an toàn sức khỏe. Đây là những vùng sản xuất nông nghiệp, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp… có nguy cơ ô nhiễm nặng từ nguồn nước thải, phân bón, thuốc trừ sâu.

Hiện các địa phương đang nỗ lực trong việc tuyên truyền, vận động người dân trám lấp và đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ xóa sổ toàn bộ giếng khoan trên địa bàn. Theo UBND huyện Hóc Môn, đến thời điểm này toàn huyện còn 43.500 giếng khoan với lưu lượng khai thác hơn 66.500m3/ ngày đêm, tức đã giảm gần 26.000 giếng (giảm khai thác gần 40.000m3/ ngày đêm) so với năm 2018. Số này đã giảm gần 25.961 giếng so với năm 2018.

Nước ngầm được khai thác chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tưới tiêu. Một số nhà trọ, khu dân cư đã đấu nối đường ống nước sạch nhưng để tiết kiệm, người dân vẫn sử dụng nước ngầm để sinh hoạt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật. Tại quận Tân Phú, để hạn chế sụt lún cũng như đảm bảo sức khỏe cho người dân, từ năm 2021 đến nay, chính quyền đã tuyên truyền, vận động người dân lấp gần 700/ 2.370 giếng khoan. Được biết, số giếng khoan chưa trám lấp phần lớn là của hộ dân, chỉ có khoảng 300 giếng của doanh nghiệp.

Các địa phương như Nhà Bè, Bình Chánh, TP.Thủ Đức… cũng đã xây dựng lộ trình giảm khai thác, trám lấp giếng khoan. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025 sẽ trám lấp số giếng còn lại trên địa bàn. 

c ngm không an toàn

Bà Nguyễn Thị Lý, chủ một khu nhà trọ với hơn 30 phòng tại huyện Nhà Bè cho biết, khoảng 20 năm trước có thuê khoan giếng để lấy nước phục vụ cho khu nhà trọ. Sau này có nước sạch rồi tôi vẫn giữ lại giếng bởi người thuê có nhu cầu, “Sử dụng nước sạch hiện nay, nếu định mức bằng 0 họ phải trả khoảng 17.000 đồng/m3. Còn sử dụng nước giếng thì miễn phí, chỉ tốn tiền điện để bơm lên bồn. Biết là nước không đảm bảo nhưng họ khó khăn, dùng để tắm giặt mình cũng không nỡ cắt”, bà Lý phân trần.

Trước thực trạng khai thác nước ngầm quá mức gây nhiều hệ lụy lâu dài, Chính phủ đã có biện pháp hạn chế và xây dựng lộ trình giảm khai thác. Nghị định 167/2018/NĐ-CP quy định về hạn chế khai thác nước dưới đất (nước ngầm), trong đó quy định rõ đối tượng nào được phép khai thác và khai thác lưu lượng bao nhiêu, khai thác như thế nào và phải có báo cáo giám sát định kỳ… Thông tư 17/2021/TT-BTNMT về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước cũng đã quy định rõ, tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát còn nhiều bất cập nên hiệu quả kiểm soát không như mong muốn.

Theo quy định, doanh nghiệp có lưu lượng khai thác từ 10-20m3/ ngày đêm thì chỉ báo định kỳ; trên 200m3/ ngày đêm thì phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động; trên 1.000m3/ ngày đêm phải quan trắc hai chỉ tiêu: mực nước (đọng) và lưu lượng. Thời hạn để doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoàn thiện công trình nước ngầm là 31-12-2022 (đối với công trình cấp Nhà nước, do Bộ TNMT cấp phép). Đối với công trình cấp tỉnh, được xây dựng trong nhà máy xí nghiệp, doanh nghiệp, khu công nghiệp được gia hạn đến cuối năm 2023.

“TP.HCM và một số tỉnh thành đã sử dụng hệ thống quan trắc nước ngầm tự động, truyền dữ liệu đến cơ quan quản lý để giám sát. Để giảm lưu lượng khai thác nước ngầm, doanh nghiệp cũng có thể áp dụng các biện pháp nhanh, tạm thời như trữ nước ngọt, nước mưa, khai thác nguồn nước mưa thấm trong đất”, bà Nguyễn Trần Quỳnh Ngân gợi ý.


Trung tâm Ki
m soát bnh tt TP.HCM (HCDC) cũng cnh báo ngun nưc ngm hin nay không đt chun, s dng lâu ngày có nguy cơ mc các bnh lây nhim, đưng rut và bnh nguy him khác

Trung tâm Kim soát bnh tt TP.HCM (HCDC) cũng cnh báo ngun nưc ngm hin nay không đt chun, s dng lâu ngày có nguy cơ mc các bnh lây nhim, đưng rut và bnh nguy him khác. HCDC cũng thông tin, năm 2015 đã ly mu nưc t 1.500 mu giếng khoan trên đa bàn TP đ kim tra. Sau khi xét nghim, phân tích các ch s thì có đến hơn 70% mu không đt ch tiêu v hóa lý. Riêng năm 2021, thc hin  ly mu xét nghim và ch có 3/160 mu an toàn.

Từng tham gia nhiều dự án nghiên cứu về môi trường, xử lý ô nhiễm nguồn nước, ông Nguyễn Hữu Đạt (quận Phú Nhuận, TP.HCM) lo ngại hiện ở các khu dân cư vẫn còn sử dụng nước ngầm từ giếng khoan lâu đời. Đó là chưa kể giếng khoan nằm trong khu vực ô nhiễm nhưng chưa được kiểm tra, xét nghiệm nguồn nước. Ông Đạt cũng băn khoăn về hiệu quả của giám sát, cấp phép sử dụng nước ngầm hiện nay, đồng thời đề xuất giám sát từng giờ để đối chiếu với lưu lượng khai thác theo giấy phép, nếu doanh nghiệp vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Hiện nay, số hộ dân còn khai thác nước ngầm còn lớn, tuy nhiên con số thống kê chưa phản ánh đầy đủ. Do vậy, mục tiêu giảm lưu lượng khai thác đến năm 2025 còn 100.000m3/ ngày đêm là khó thực hiện.

Trong khi đó, ông Trần Đình Hải – đoàn quan trắc tài nguyên nước khẳng định sụt lún do khai thác nước ngầm quá mức là vấn đề cấp bách không chỉ của TP.HCM. TP bị sụt lún trung bình 2cm/ năm và ở một số nơi lên đến 6cm/ năm. Trong 30 năm qua, nền đất tại TP bị lún 0,5m, nếu không có biện pháp cấp bách sẽ đối mặt với nhiều vấn đề lớn.

“Ở một số quốc gia không khai thác nước ngầm mà ngược lại còn bơm nước vào đất, xây dựng tường chắn sóng, xây hồ chứa nước… Ngay cả khi đã khống chế lưu lượng khai thác nước ngầm, TP.HCM cũng bị ảnh hưởng lớn do các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long hiện mức lún cao, có nơi lên đến 8,5cm/ năm, cộng thêm nước biển dâng. Hiện giải pháp đê bao, tường chắn sóng tại Việt Nam tốn kém nhưng hiệu quả không cao và có nguy cơ mất phần lớn diện tích”, ông Hải nói.

T.An

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)