Trong dạy học, sơ đồ được sử dụng thường bao gồm đường nét hoặc hình ảnh kèm từ ngữ biểu thị nội dung bài học, trong đó từ ngữ giữ vai trò cốt yếu. Dùng sơ đồ để tóm tắt kiến thức là hoạt động quen thuộc với cả thầy và trò ngay từ bậc tiểu học, thậm chí từ bậc mầm non.
Sơ đồ mạng sự kiện |
Việc sử dụng sơ đồ trong dạy học tập đọc là cần thiết vì hoạt động đọc không chỉ dừng lại ở việc phát thành lời những điều đã được viết ra theo đúng trình tự mà còn hiểu những gì đã đọc được. |
Biện pháp sơ đồ hóa các đơn vị kiến thức nhằm giúp người học nắm vững kiến thức thường được sử dụng khi củng cố bài học hay ôn tập. Tuy nhiên cũng có thể linh động sử dụng kiểu sơ đồ trước và sau khi học sinh tiếp xúc văn bản. Ở trường tiểu học hiện nay, so với các môn học khác, việc sử dụng sơ đồ trong dạy học tập đọc vẫn còn xa lạ với không ít giáo viên. Có nhiều loại sơ đồ được nhắc đến trong dạy học như: Bản đồ tư duy, bản đồ khái niệm, sơ đồ cốt truyện, sơ đồ mạng nhện, sơ đồ cấu trúc, sơ đồ địa học, bảng biểu… Có thể nói, việc sử dụng sơ đồ trong dạy học tập đọc là cần thiết vì hoạt động đọc không chỉ dừng lại ở việc phát thành lời những điều đã được viết ra theo đúng trình tự mà còn hiểu những gì đã đọc được. Chương trình môn tiếng Việt ở tiểu học cũng đã chỉ rõ yêu cầu của phân môn tập đọc: Học sinh phải hiểu được nội dung của đoạn, bài và phải nắm được ý nghĩa giáo dục chứa đựng trong bài đọc. Các loại sơ đồ, bản đồ thường được sử dụng trong giờ dạy tập đọc gồm:
Sơ đồ cành cây (cây sự kiện)
Đây là dạng sơ đồ được giáo viên thường dùng nhất và cho là dễ dùng nhất. Từ trung tâm là thẻ từ chứa cụm từ biểu thị chủ đề của bài đọc, về các nhánh có các thẻ từ biểu thị các tiểu chủ đề của các đoạn, phần. Loại sơ đồ này có thể dùng cho các bài đọc thiên về miêu tả như bài Mùa nước nổi (Tiếng Việt lớp 2).
Sơ đồ vòng tròn trung tâm
Đây là loại sơ đồ mà trung tâm của nó là vòng tròn chứa đựng từ ngữ biểu thị chủ đề của đoạn, bài. Xung quanh nó là các thẻ từ biểu đạt các tiểu chủ đề. Loại sơ đồ này phù hợp với các bài đọc thiên về miêu tả như Hoa ngọc lan, Quà của bố. Để tăng tính hấp dẫn có thể nối từ trung tâm tới các thẻ từ bằng những đường cong hoặc xiên theo kiểu tia mặt trời.
Sơ đồ mạng sự kiện
Rèn luyện thao tác tìm từ khóa Thực tế cho thấy qua quá trình thử nghiệm, việc sử dụng sơ đồ trong dạy đọc hiểu là cần thiết bởi có tính hữu ích và tính khả thi của nó. Nếu được cùng tham gia thì học sinh sẽ hứng thú hơn nhiều. Sử dụng sơ đồ tóm tắt giúp người dạy và người học rèn luyện thao tác tìm từ khóa và từ sơ đồ tóm tắt nêu nội dung bài học, rút ra thông tin hàm ngôn. Đặc biệt hơn học sinh chỉ hứng thú với những sơ đồ có thêm hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh, màu sắc tươi sáng. |
Đây là sơ đồ thích hợp với những bài đọc có tính tự sự hoặc bài đọc có tính tiến trình như Một trí khôn hơn trăm trí khôn (Tiếng Việt lớp 2). Dựa vào cốt truyện, vào các sự kiện và tình tiết được đề cập, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tóm tắt bài đọc một cách dễ dàng và hứng thú.
Sơ đồ đường tròn
Như tên gọi của nó, dạng sơ đồ này phù hợp với những bài tập đọc có sự kiện, các tình tiết diễn ra theo dạng tiến trình khép kín như truyện Ngựa, thỏ và cọp, Hũ bạc của người cha (Tiếng Việt lớp 3). Khi vẽ sơ đồ này cần có dấu hiệu biểu thị điểm xuất phát và đích đến.
Sơ đồ đường thẳng
Sơ đồ này phù hợp với truyện có nhân vật chính chỉ đi theo một tuyến duy nhất như Người liên lạc nhỏ, Người mẹ (Tiếng Việt lớp 3).
Sơ đồ biểu thị hoạt động và đặc điểm đối tượng
Dạng sơ đồ này phù hợp với văn bản đọc ở dạng truyện hoặc văn bản miêu tả đặc điểm của đối tượng như Bàn tay mẹ, Đầm sen, Chú công (Tiếng Việt lớp 1). Giáo viên có thể tạo hứng thú bằng cách cho học sinh tìm hình ảnh hoặc vẽ phác họa về nhân vật và viết các từ ngữ biểu thị hành động, tính cách của nhân vật theo hệ thống logic ngữ nghĩa của bài đọc.
Bản đồ tư duy
Đây là loại sơ đồ được trình bày gồm chủ đề đặt ở trung tâm và các tiểu chủ đề – các nhánh ý tưởng tỏa ra xung quanh. Bản đồ tư duy rất thích hợp cho việc hướng dẫn học sinh tìm ý và phát triển ý trong dạy học phân môn tập làm văn hay ở bước củng cố trong dạy đọc hiểu như bài Đất Cà Mau (Tiếng Việt lớp 5).
PGS.TS Nguyễn Thị Ly Kha
(Khoa Tiểu học Trường ĐHSP TP.HCM)
Bình luận (0)