Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Sự kiện 30-4-1975: Đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Tạp Chí Giáo Dục

Sự kiện 30-4-1975: Đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Sự kiện 30-4-1975: Đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam Audio

Đây là nhn mnh ca Th trưng Thưng trc B Văn hóa – Th thao & Du lch Lê Hi Bình ti bui hp báo thông tin các hot đng tuyên truyn K nim 50 năm Ngày Gii phóng min Nam, thng nht đt nưc (30-4-1975/ 30-4-2025).

Các khối quân đội, công an luyện diễu binh, diễu hành tại đường Lê Duẩn, TP.HCM tối 18-4. Ảnh: PV

Ông Bình nhấn mạnh, sự kiện 30-4-1975 đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khi đất nước được hoàn toàn giải phóng và thống nhất. Đây là thành quả của cuộc đấu tranh hy sinh anh dũng của nhân dân Việt Nam, được sự ủng hộ và hỗ trợ của bạn bè quốc tế, qua đó khẳng định ý chí và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Trong 50 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh… và nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Thông tin về các hoạt động kỷ niệm, bà Trần Thị Diệu Thúy – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM – cho biết Chương trình Lễ kỷ niệm cấp quốc gia được tổ chức vào lúc 6 giờ 30 ngày 30-4 tại tuyến đường Lê Duẩn, quận 1 và một số tuyến đường trung tâm TP.HCM. Chương trình diễu binh, diễu hành do Bộ Quốc phòng chủ trì bao gồm: 4 khối diễu hành của khối Nghi trượng; 36 khối diễu binh; 12 khối diễu hành. Dự kiến, có khối diễu binh của Lào và Campuchia trong lễ kỷ niệm.

Trước đó, lúc 8 giờ ngày 29-4-2025, TP.HCM sẽ tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP, Nghĩa trang TP (Lạc Cảnh), Đền tưởng niệm Bến Dược, Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Củ Chi, Nghĩa trang Chính sách TP (huyện Củ Chi); Di tích lịch sử cấp quốc gia Ngã Ba Giồng (huyện Hóc Môn).

Cũng trong ngày 29-4, tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng của cấp Trung ương và cấp thành phố.

Cùng với đó, từ ngày 19 đến 30-4, TP tổ chức nhiều hoạt động chào mừng như Lễ hội “Sắc màu thành phố Bác”. Điểm nhấn là trình diễn nghệ thuật 3D Mapping tại mặt tiền trụ sở UBND thành phố, kết hợp ánh sáng, âm thanh và nhạc giao hưởng – hợp xướng.

Triển lãm điện ảnh “Âm vang đại thắng mùa Xuân 1975” với 300 ảnh tư liệu quý, chiếu phim cộng đồng vào đêm 27 và 28-4 tại Sân khấu Nguyễn Huệ – Ngô Đức Kế.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Ngày hội Thống nhất non sông” được tổ chức và truyền hình trực tiếp trên toàn quốc tại Hội trường Thống Nhất, quận 1 vào tối ngày 30-4-2025.

Song song đó, TP.HCM phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng: Chương trình nghệ thuật ngoài trời “Đất nước trọn niềm vui” vào ngày 20-4 tại Hội trường Thống Nhất; hòa nhạc đặc biệt chủ đề “Bản giao hưởng hòa bình” vào tối ngày 21-4; Cầu truyền hình cấp quốc gia “Vang mãi khúc khải hoàn” vào ngày 27-4 tại điểm cầu TP.HCM.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt do Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch chủ trì phối hợp với TP.HCM tổ chức vào ngày 29-4. Biểu diễn nhạc kèn kết hợp biểu diễn các kỹ thuật trên ngựa do Bộ Công an chủ trì dự kiến tổ chức ngày 30-4 tại khu vực đường Lê Lợi và đường đi bộ Nguyễn Huệ.

Tại buổi họp báo, bà Lê Thị Thu Hằng – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao – cho biết, sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhận được sự quan tâm và hưởng ứng rất tích cực từ phía các đại biểu quốc tế. Đến nay, có hơn 20 đoàn đại biểu quốc tế, bao gồm 3 đoàn cấp cao, 4 đoàn cấp bộ trưởng trở lên, hơn 15 chính đảng ở các châu lục… xác nhận tham dự sự kiện. Ngoài ra, TP.HCM cũng đã nhận được sự xác nhận tham dự của hơn 20 địa phương kết nghĩa và rất nhiều cá nhân nước ngoài có đóng góp cho phong trào phản chiến, chống chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngoài ra, có hơn 140 phóng viên nước ngoài đăng ký tham dự, trong đó có một số cựu phóng viên chiến trường cùng 7 phóng viên kiều bào từ Mỹ và một số nước châu Âu.

Cũng theo bà Hằng, lần đầu tiên trong khối diễu hành có sự xuất hiện của đoàn kiều bào tiêu biểu với hơn 120 đại biểu kiều bào từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thành phần của khối kiều bào không chỉ bao gồm các kiều bào có đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn có rất nhiều gương mặt trẻ là trí thức, doanh nhân, nghệ sĩ được mời về tham dự. Có đại biểu kiều bào đã 90 tuổi cũng đăng ký tham gia diễu hành.

Kim Anh

Bình luận (0)