Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Sử là niềm tự hào dân tộc

Tạp Chí Giáo Dục

Bt đu hc s t nhng câu chuyn nh, nhng con ngưi làm nên các s kin, coi vic hc s ch như đang đc truyn, c gng tìm ra các câu chuyn mi, xâu chui các s kin bng nhng hình nh… Đó là bí quyết giúp Minh Đc chinh phc môn s.

Trn Ngc Minh Đc – thí sinh duy nht ti TP.HCM đt 9,75 đim môn s trong k thi THPT quc gia va qua

“Phi lòng” vi s t thu u thơ

Trong k thi THPT quc gia va qua, ngoài môn s đt 9,75 đim,  khi thi ca mình, Minh Đc cũng đt đim s khá cao trong các môn còn li: văn: 7,5 đim; tiếng Anh: 9,2 đim.

Tôi hẹn gặp Minh Đức trong một buổi sáng Sài Gòn mưa. Cậu học trò dáng vẻ thư sinh với cặp kính cận dày cộm, tuy trông không giống “mọt sách” nhưng lại khá… rụt rè là những ấn tượng đầu tiên của tôi về Minh Đức. Tuy nhiên, chỉ cần nhắc đến sử, thay vì rụt rè là sự sôi nổi hiếm thấy của một người trẻ về một môn học luôn bị… hắt hủi.

Minh Đức nói, bản thân yêu thích môn sử từ khi còn là học sinh tiểu học, xuất phát từ sở thích đọc sách trong những lần “coi sách cọp” ở nhà sách. Những câu chuyện về các vị danh nhân, các vị vua, những chuyện hậu cung… luôn làm em mê mẩn, đọc đến… quên lối về. Cuốn sách lịch sử đầu tiên mà em đọc “ra tấm ra món” là cuốn “Các triều đại Việt Nam” do bố tặng đã khiến em bàng hoàng suốt cả ngày bởi như bị “cuốn” vào trong các thời đại qua từng trang sách. Ở đó, mỗi vị vua lại có một cá tính riêng, để lại những dấu ấn riêng. Việc tìm hiểu về các dấu ấn đó khiến em đặc biệt thích thú.

Lên THCS, Minh Đức bắt đầu học thêm ngoại ngữ. Bên cạnh lịch học ngoại ngữ, em vẫn luôn dành thời gian cho sở thích tìm hiểu lịch sử của mình bằng những lần ngồi hàng giờ ở nhà sách “coi cọp”, hay tìm hiểu trên mạng. Lên THPT, Minh Đức thi vào lớp chuyên Anh với hy vọng học giỏi ngoại ngữ sẽ giúp cho cuộc sống “dễ dàng hơn”, và đặc biệt là đọc được thêm nhiều sách lịch sử hay trên thế giới. Chính lựa chọn này đã khiến em “đau đầu” một thời gian khi phải đưa ra quyết định theo đội tuyển sử hay đội tuyển tiếng Anh trong trường. “Cuối năm lớp 10, để dốc toàn lực cho kỳ thi Olympic 30/4 môn sử, em đã quyết định rút khỏi đội tuyển tiếng Anh để toàn tâm, toàn ý, toàn thời gian theo đội tuyển sử. Em mất một khoảng thời gian để suy nghĩ để có thể đưa ra lựa chọn này. Vì em thấy được rằng, chính sử mới là đam mê và tình yêu của mình”, quyết định này đã mang về cho Minh Đức chiếc HCV trong kỳ thi Olympic 30/4 năm đó.

Để có thể vừa theo đội tuyển sử… trong lớp chuyên Anh, Minh Đức đã phải khéo léo vun vén thời gian, em nói chỉ có luôn chủ động học thì mới có thể làm chủ được thời gian, bắt kịp được lượng kiến thức đồ sộ của không chỉ môn sử mà còn của môn chuyên và những môn học khác.

Dù đạt 9,75 điểm môn sử, nhưng Minh Đức cho biết em “khá tiếc” với kết quả này bởi chỉ vì một chút phân vân trong việc lựa chọn đáp án khi làm bài mà em “vụt” mất điểm 10. “Đề thi môn sử năm nay có nhiều câu phân loại khá nặng so với năm trước. Em làm những câu dễ trước, những câu khó em dùng phương pháp loại trừ, dùng kiến thức đưa ra sự thuyết phục cho các đáp án sai và lựa chọn đáp án đúng nhất. Ngay sau khi thi xong, kiểm tra đáp án em đã biết mình đạt điểm số này. Câu duy nhất em sai trong bài là “Sự giống nhau của tất cả các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam”, đề đưa ra 4 đáp án nhưng em phân vân 2 đáp án, trong đó có đáp án đúng. Dù đã cân nhắc khá lâu để đưa ra lựa chọn nhưng có lẽ do sự chủ quan của bản thân nên em đã đưa ra đáp án sai”, Minh Đức tiếc nuối cho biết.

Đồng hành cùng Minh Đức từ những ngày đầu trong đội tuyển sử, cô Nguyễn Thị Như Ngọc (giáo viên bộ môn sử, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa) cho biết ở Minh Đức có một tình yêu, niềm đam mê, tinh thần chủ động tự học sử rất lớn. “Em vừa học giỏi tiếng Anh, vừa có vốn hiểu biết môn sử rất sâu. Luôn có mục tiêu, định hướng rõ ràng. Đặc biệt, tư duy phản biện là điểm mạnh của em, trước mỗi thông tin mà bản thân thắc mắc em đều tìm cho đến cùng”, cô Như Ngọc nói.

“Hãy coi vic hc s như đang đc truyn”

Bí quyết chinh phục môn sử của Minh Đức rất đơn giản. Em cho rằng học sử không hề khó, nhưng quan trọng phải có tình yêu với sử. Từ tình yêu đó, bản thân mới có thể tự giác học và đam mê tìm hiểu những câu chuyện, những kiến thức về lịch sử. “Bản thân em luôn coi việc học sử như đang đọc truyện vậy. Trước mỗi sự kiện lịch sử, em luôn tìm hiểu về những câu chuyện liên quan đến những con người làm nên các sự kiện đó. Bởi chỉ có con người mới làm nên lịch sử”, Minh Đức bật mí.

Hin nay Minh Đc là Trưng ban kế hoch thuc T chc phi li nhun ca hc sinh Order of the hear, chuyên t chc các hot đng thin nguyn giúp đ ngưi khó khăn, đc bit là tr em ti các mái m, tri tr m côi. “Hot đng trên cho em cái nhìn sâu sc hơn v cuc sng. Đ nhc bn thân không ngng hc hi mi ngày, góp phn xây dng đt nưc”, Minh Đc chia s.

Theo Minh Đức, với môn sử, điều quan trọng không kém đó là sự kiên trì trong việc học. “Các kiến thức liên quan đến kinh tế trong sử thường khó do liên quan đến nhiều con số, dễ làm nản lòng những ai sợ con số. Phải kiên trì tìm hiểu ý nghĩa sau các con số đó mới có thể dễ dàng ghi nhớ lâu sự kiện. Bên cạnh đó, thông tin lịch sử là dòng chảy của thời gian, luôn cần có sự xác thực. Những thông tin lịch sử tìm được ở đâu đó em thường ghi lại, xác thực và mở rộng. Điều đó giúp em mở rộng vốn kiến thức lịch sử một cách chính xác nhất”, Minh Đức cho hay.

Với Minh Đức, môn sử không chỉ mang đến cho em những giải thưởng như HCV Olympic 30/4 năm lớp 10, 11; giải nhất học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 11, 12; giải khuyến khích cấp quốc gia…, mà quan trọng hơn cả, kiến thức lịch sử giúp em có một cái nhìn tổng quát, sâu sát về tình hình đất nước trong suốt chiều dài dân tộc; đặc biệt là tình yêu, lòng tự tôn dân tộc. “Thật ra, ngay cả trong thời bình, Tổ quốc vẫn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Từ phía người trẻ, hãy luôn tỉnh táo trước những thông tin trên mạng, trang bị vốn hiểu biết về lịch sử, sử dụng mạng xã hội một cách thông minh trong việc thích và chia sẻ thông tin. Chỉ khi mình có hiểu biết về lịch sử đất nước, lòng yêu nước mới được “đặt đúng chỗ””, Minh Đức nhắn nhủ.

Từ thực trạng kết quả thi môn sử thấp kỷ lục, Minh Đức cho rằng không phải các bạn trẻ không thích học sử, cũng không phải là giới trẻ đang rời xa “gốc gác, cội nguồn” bởi chính bạn bè của em cũng rất thích và thường xuyên tranh luận với nhau về các sự kiện lịch sử. Theo Minh Đức, kết quả một phần do chính chương trình giảng dạy hiện nay về môn sử quá nặng nề, khô khan, kiến thức các sự kiện thường cứng nhắc, không tạo ra cho học sinh sự hứng thú và gần gũi trong môn học. “Bởi không tạo ra hứng thú, thôi thúc tìm hiểu nên các bạn thường chọn những mối bận tâm khác để theo đuổi, môn sử chỉ học để xét tốt nghiệp”, Minh Đức nói.

Dù yêu thích môn sử nhưng với tính cách khá năng động, Minh Đức chọn học Khoa Báo chí của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, với mong muốn sau này trở thành một phóng viên, được đặt chân đến nhiều vùng miền của đất nước; ghi nhận và giới thiệu nét văn hóa, lịch sử những vùng đất đó đến bạn bè năm châu.

Yến Hoa

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)