Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Sự nguy hiểm của bệnh viêm xoang

Tạp Chí Giáo Dục

Viêm xoang gây nên việc hình thành u lành trong thanh quản, tuy là u lành nhưng nếu để bệnh kéo dài, sẽ bị khàn giọng hoặc mất tiếng.
Viêm xoang nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng, gây biến chứng nguy hiểm tới các bộ phận khác của cơ thể.
Ảnh hưởng biến chứng tới đường hô hấp
Mũi là cửa ngõ đầu tiên của đường hô hấp, vì vậy khi mũi bị viêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống hô hấp ở phía sau. Hiện tượng nghẹt mũi, tắc mũi, tắc một bên hoặc cả hai bên làm cho người bệnh phải thở bằng miệng, không khí không qua mũi nên không được làm ấm, làm sạch.
Mặt khác, do chảy mũi, dịch mủ trực tiếp xuống họng (trong viêm xoang sau, đa viêm xoang) hoặc do không biết xì mũi (ở trẻ em) dẫn tới khịt mũi, hít mủ mũi xuống họng nên bệnh dễ dẫn đến viêm họng.
Khi có các triệu chứng như giọng nói khàn, chóng bị mệt, mất tiếng, ho có đờm… người bệnh có thể bị viêm thanh quản mãn tính. Căn bệnh này nếu không điều trị kịp thời có thể gây các bệnh ở phía dưới đường hô hấp.
Viêm xoang nguy hiểm khi ảnh hưởng tới các bộ phận khác.
Viêm xoang nguy hiểm khi ảnh hưởng tới các bộ phận khác.
Ảnh hướng tới mắt
Do vị trí, cấu trúc của mắt nằm ở gần các xoang nên những viêm nhiễm từ mũi xoang gây hại đến mắt như viêm nề ổ mắt, viêm mí. Khi có triệu chứng sổ mũi, nhức đầu, bệnh nhân dễ bị sưng mí mắt, nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau nhức mắt…
Khi dùng kháng sinh, các hiện tượng này sẽ hết nhưng bệnh tình của xoang vẫn tiếp diễn và dẫn đến các biến chứng khác như áp xe mí mắt làm mí mắt sưng to, nóng, đỏ và đau, viêm túi lệ gây sốt và đau nhức nhiều, viêm tấy ổ mắt làm đau nhói trong ổ mắt, đau xuyên lên đầu, mắt sưng húp, lồi và không di động được.
Thậm chí, mắt người bệnh có thể bị sưng lan cả lên vùng thái dương, viêm dây thần kinh thị giác làm thị lực của người bệnh tự nhiên giảm sút đột ngột, có thể tự phục hồi hoặc để lại những di chứng về sức nhìn.
Ảnh hưởng biến chứng ở tai
Viêm xoang mãn tính, mủ chảy từ lỗ mũi sau xuống vòm họng luôn đọng lại ở lỗ vòi tai, khi khịt khạc mủ qua lỗ vời tai lên hòm tia nền gây viêm tai giữa. Đặc biệt, ống vòi tai của trẻ nhỏ ngắn, rộng, lại nằm ngang hơn so với người lớn nên mủ, dịch lại càng dễ xâm nhập vào hòm tai.
Viêm tai giữa có thể ở hai dạng, viêm tai giữa cấp mủ và viêm tai giữa ứ dịch, nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới thủng màng nhĩ, điếc…
Ảnh hưởng đau nhức về xương
Biến chứng thường gặp nhất là viêm cốt thùy xương trán hay xương hàm trên do viêm tắc mạch máu ở xương. Bệnh bắt nguồn từ xương trán, rồi lan dần ra xương thái dương và xương đỉnh. Biểu hiện bệnh là: gây đau nhức trán tại một điểm nào đó, vừng xương trán bị sưng tấy và tạo thành áp-xe mũi.
U lành thanh quản
Viêm xoang gây nên việc hình thành u lành trong thanh quản, tuy là u lành nhưng nếu để bệnh kéo dài thì sẽ bị khàn giọng hoặc mất tiếng.
NT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)