Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Sự phát triển của trẻ mầm non bị ảnh hưởng do Covid-19 như thế nào?

Tạp Chí Giáo Dục

Đi vi các bc cha m vic tr đi hc mu giáo là mt bưc quan trng trong quá trình phát trin ca mi tr. Nhưng các vn đ trong thi k đi dch đã xy ra, to ra s lo lng rt ln cho các bc cha m khi các bé không đưc tiếp cn vi giáo dc t sm.


Đến trưng mm non cng c các k năng ngôn ng và h tr s phát trin cm xúc ca trẢnh: GettyImages

Có thể hiểu được sự lo lắng của các bậc cha mẹ về việc đại dịch đã ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mẫu giáo như thế nào. Hơn một nửa trong số 570 bậc cha mẹ được khảo sát cho một báo cáo gần đây cảm thấy rằng sự phát triển về mặt cảm xúc và xã hội của những đứa trẻ từ hai đến bốn tuổi đã bị ảnh hưởng tiêu cực trong đại dịch. Một phần tư các bậc cha mẹ này cảm thấy đặc biệt là sự phát triển ngôn ngữ của con họ đã bị ảnh hưởng. Một phần năm có mối quan tâm tương tự về sự phát triển thể chất của trẻ.

Trong một nghiên cứu gần đây về tác dụng của việc đi nhà trẻ đối với kỹ năng nói, hiểu và tư duy của trẻ, chúng tôi phát hiện ra rằng một đứa trẻ thường xuyên đi nhà trẻ hoặc tiếp xúc với người trông trẻ một ngày một tuần trong thời kỳ đại dịch hiểu trung bình thêm 24 từ mới.

Hn chế ca đi dch

Khi đợt phong tỏa đầu tiên ở Anh được công bố vào tháng 3 năm 2020, các nhà trẻ, người trông trẻ và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ trong những năm đầu đời khác đã đóng cửa đối với tất cả trẻ em, ngoại trừ trẻ em của những người lao động quan trọng hoặc những người được xếp vào nhóm dễ bị tổn thương. Trong bốn tháng sau đó, tỷ lệ đi nhà trẻ ở Anh đã giảm xuống còn 5-10% so với tỷ lệ thông thường.

Các giáo viên mầm non đã làm việc chăm chỉ để duy trì kết nối với các gia đình của trẻ. Nhiều giáo viên cung cấp các hoạt động trực tuyến miễn phí và dễ hiểu như kể chuyện và hát, biểu diễn múa và các cuộc thi sáng tạo.

Bất chấp những nỗ lực to lớn này, chúng tôi vẫn chưa biết tác động của sự gián đoạn này đối với trẻ em về lâu dài. Liệu những đứa trẻ đến tuổi đến trường mẫu giáo có nhận được những lợi ích thông thường như trước khi xảy ra Covid-19 không, vì rất nhiều bạn cùng trang lứa và giáo viên của các em ở nhà và môi trường vui chơi thông thường của các em cũng thay đổi?


Đến trưng mm non thúc đy s phát trin nhn thc mà tr cnẢnh: GettyImages

Mặc dù lợi ích của việc chăm sóc và giáo dục mầm non đặc biệt rõ rệt đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhưng những trẻ có hoàn cảnh đặc quyền hơn cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa nhà trẻ, vì các gia đình phải vật lộn để cung cấp môi trường học tập hỗ trợ tại nhà trong khi phải phân chia thời gian giữa việc chăm sóc trẻ và làm việc.

Để điều tra các kỹ năng tư duy sớm (được gọi là chức năng điều hành – kiểm soát sự chú ý, hành vi và cảm xúc), chúng tôi đã hỏi các bậc cha mẹ tần suất con họ thể hiện các hành vi khác nhau như làm theo hướng dẫn, khám phá và điều chỉnh cảm xúc của chúng. Cha mẹ và người chăm sóc cho chúng tôi biết con cái họ đã nói và hiểu được bao nhiêu từ trong các danh mục như động vật, xe cộ và thực phẩm. Và chúng tôi yêu cầu họ chơi trò chơi với con mình – trò chơi được thiết kế để gợi ra các kỹ năng như chờ đợi, tìm kiếm và sắp xếp – sau đó phân tích các quan sát của trẻ.

Chúng tôi phát hiện ra rằng một đứa trẻ thường xuyên đến nhà trẻ từ hai ngày đã hiểu được nhiều hơn 48 từ mới so với các bạn cùng lứa tuổi trong cùng thời gian. Những đứa trẻ tiếp tục đi nhà trẻ hoặc người trông trẻ cũng cho thấy sự gia tăng lớn hơn trong khả năng kiểm soát nhận thức, tính linh hoạt và trí nhớ của chúng, bất kể nền tảng kinh tế xã hội.

Bt bình đng

Dữ liệu của chúng tôi cho thấy rõ ràng rằng thời gian ở nhà trẻ hoặc với người trông trẻ giúp trẻ củng cố kỹ năng ngôn ngữ và nhận thức. Điều này phù hợp với nghiên cứu cho thấy rằng, bên cạnh môi trường học tập hỗ trợ tại nhà rất quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ và khả năng đọc viết sớm thì dịch vụ chăm sóc trẻ chất lượng cao cũng quan trọng không kém.

Chăm sóc trẻ có thể kích thích sự phát triển về mặt xã hội, nhận thức, thể chất và ngôn ngữ mà trẻ cần để bắt đầu đi học. Và trẻ em bước vào giáo dục với nền tảng vững chắc sẽ có cơ hội tốt hơn ở trường và thành công về kinh tế tốt hơn khi trưởng thành.


Nhiu tr em ph nhà trong thi gian phong ta và b l các cơ hi hc tp mà nhà tr cung cp. Ảnh: GettyImages

Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn sẽ được hưởng thêm lợi ích từ việc chăm sóc và giáo dục mầm non. Những gia đình phải thích ứng với căng thẳng kinh tế lớn hơn (thu nhập thấp hơn) và căng thẳng môi trường lớn hơn (thu nhập không ổn định, phân biệt đối xử về nhà ở) có xu hướng ít nói với con cái hơn, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Nghiên cứu cho thấy rằng dịch vụ chăm sóc trẻ em chất lượng cao giúp chống lại các yếu tố rủi ro này, cũng như chống lại các yếu tố rủi ro cá nhân. Ví dụ, sự bất ổn trong gia đình trong thời thơ ấu đã được chứng minh là dẫn đến kết quả nhận thức và xã hội tồi tệ hơn khi trẻ 5 tuổi. Tuy nhiên, việc đi nhà trẻ hoặc dành thời gian với người trông trẻ có thể làm giảm đáng kể tác động này.

Điều này cho thấy rằng trẻ em từ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất được hưởng lợi nhiều nhất từ việc chăm sóc và giáo dục mầm non. Nhưng tình trạng thiếu kinh phí cho giáo dục những năm đầu là một rào cản lớn. Do đó, đầu tư của chính phủ là một cách mạnh mẽ để giảm bớt bất bình đẳng kinh tế xã hội.

Các gia đình có thu nhập thấp hơn, những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi bệnh tật, thất nghiệp, bệnh tâm thần và tử vong trong đại dịch – tất cả các yếu tố gây căng thẳng có khả năng ảnh hưởng đến tương tác trong gia đình với trẻ em. Phát hiện của chúng tôi cung cấp bằng chứng cho thấy việc tiếp cận với giáo dục và chăm sóc thời thơ ấu là quan trọng đối với tất cả trẻ em và là một cách hiệu quả để giải quyết bất bình đẳng. Do đó, sự đầu tư và giúp đỡ của chính phủ cho môi trường mầm non là rất quan trọng.

Thy Phm
(Theo TheConversation)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)