Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Sự sống và cái chết – ranh giới nằm ở đâu?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Có thể giải thích một cách chủ quan và về mặt khoa học một người như thế nào thì được gọi là chết hay không? Khi nào thì cái chết bắt đầu? Sau đó sẽ là gì?Tình trạng cận kề cái chết là như thế nào? Chúng ta có linh hồn hay không? Dưới đây là 5 yếu tố xác định cái chết dưới góc độ sinh học, y học và vật lý học.
Nhà đồng sáng lập hãng Apple, ông Steve Job, trong bài phát biểu chia tay làm xúc động hàng triệu người đã nói rằng cái chết rất giống với phát minh tuyệt vời nhất của sự sống, chết chỉ là một sự thay đổi của quá trình sống, là cách dọn sạch những thứ đã cũ để đón nhận những thứ mới.
Rồi đến cuối đời, những may mắn, những thành tựu đột phá và các mối quan hệ cũng không giúp được ông. Nhà tiên phong trong lĩnh vực công nghệ đã qua đời ở tuổi 56 vì bệnh ung thư.
Vì sao không thể ngăn chặn được cái chết sinh học?
Cái chết dọn chỗ cho những cái mới. Điều này cũng đúng đối với cơ thể con người. Cơ thể con người cấu tạo từ hàng tỉ tỉ tế bào phân chia hàng ngày để đảm bảo cho sự phát triển. Các bộ phận trong cơ thể có một phương pháp rất hữu hiệu để tiêu diệt những tế bào có nguy cơ gây nguy hiểm như là virus hoặc tế bào ung thư, phương pháp này chính là lập trình làm chết tế bào.
Các tế bào cũ được thay bằng tế bào mới giống hệt tế bào cũ. Tuy nhiên sự phân chia tế bào như vậy bị chậm lại và ngừng hẳn ở một thời điểm nào đó. Rất có thể sự phân chia tế bào nhanh, chậm hay chấm dứt phụ thuộc vào các đầu mút của nhiễm sắc thể.
Cái chết dọn chỗ cho những cái mới. Điều này cũng đúng đối với cơ thể con người.
Cái chết dọn chỗ cho những cái mới. Điều này cũng đúng đối với cơ thể con người.
Nếu việc phân chia tế bào làm cho các đầu mút này, vốn được coi là người bảo vệ của nhiễm sắc thể, bị ngắn lại thì dần dà không tế bào nào được phân chia nữa.
Như vậy sẽ không có các tế bào mới, trong khi tế bào cũ thì chết đi. Mặc dù các đầu mút nhiễm sắc thể enzyme có khả năng đảm bảo cho sự phân chia tế bào tiếp tục diễn ra, nhưng các đầu mút nhiễm sắc thể cũng có thể thúc đẩy ung thư và ung thư lại gây cản trở đối với hoạt động của các enzyme.
Về mặt sinh học, cơ thể con người sống tối đa được 120 năm. Trên thực tế, tuổi thọ trung bình của con người ngày càng dài hơn nhờ đời sống và điều kiện vệ sinh được cải thiện.
Như thế nào thì gọi là chết?
Quá trình lão hóa thường chấm dứt khi một số bộ phận trong cơ thể không còn hoạt động: đó là hệ tim mạch, hai lá phổi và bộ não. Khi đó cái chết xảy ra. Từ góc độ y học, có các tình trạng chết khác nhau, ví dụ “chết lâm sàng” là khi hệ tim mạch và hệ hô hấp ngừng hoạt động, các bộ phận trong cơ thể không còn được cung cấp ô xi và dưỡng chất nữa. Tuy nhiên, trong trường hợp chết lâm sàng, có thể áp dụng biện pháp hồi sức tim phổi và thường mang lại kết quả tích cực.
Đối với trường hợp “chết não” thì không như vậy, vì khi đó tiểu não, đại não và hành não đều ngừng hoạt động. Cho dù trong quá trình chết não, một số tế bào não vẫn hoạt động ở những lớp sâu bên trong nhưng người đó đã hoàn toàn mất nhận thức.
Mặc dù vậy, cơ thể người bị “chết não” vẫn có thể được duy trì cho sống nhân tạo trong một thời gian dài. Chẳng hạn như bà mẹ mang thai bị chết não vẫn có thể sống cho đến khi đứa bé được sinh ra. Một số bệnh nhân chết não vẫn có phản ứng đối với tác động từ bên ngoài, ví dụ như trong các cuộc phẫu thuật. Nhưng dưới góc độ y học, đây chỉ là những phản xạ của dây thần kinh chứ không phải cảm giác thấy đau. Ở một số nước, như Đức chẳng hạn, định nghĩa về chết não vẫn còn nhiều tranh cãi.
Điều gì xảy ra với cơ thể chúng ta?
Ban đầu, các bộ phận cơ thể vẫn tiếp tục sống được trong tình trạng thiếu ô xi và các dưỡng chất. Nhưng dần dần, khi sự phân chia tế bào ngừng hẳn thì các tế bào chết đi. Nếu có quá nhiều tế bào chết đi thì các bộ phận không hoạt động nữa. Phản ứng sớm nhất xảy ra là ở não, các tế bào não chết sau từ 3 – 5 phút. Tim vẫn có thể còn đập đến nửa giờ cho đến 1 giờ sau. Ngay khi máu ngừng tuần hoàn, máu đông lại và tạo thành các “điểm chết”. Các điểm này là dấu hiệu để các bác sĩ pháp y dựa vào đó có thể xác định nguyên nhân và địa điểm của cái chết.
Sau 2 giờ đồng hồ, cơ thể cứng lại do không sản xuất adenosine triphosphate (ATP). ATP là nguồn năng lượng thiết yếu cho tế bào, không có ATP, các cơ bắp sẽ cứng lại. Sau vài ngày, tình trạng co cứng giảm bớt. Và đến lúc này thì ống tiêu hóa mới chết, các vi khuẩn trong ống tiêu hóa bắt đầu làm phân hủy, thối rữa cơ thể. Tuy nhiên, các mầm bệnh trong cơ thể vẫn còn có thể gây hại trong một thời gian dài. Ví dụ như mầm bệnh viên gan vẫn sống trong vài ngày, vi khuẩn lao vẫn tồn tại trong nhiều năm. Toàn bộ quá trình phân hủy cơ thể sau khi chết phải mất đến 30 năm.
Tình trạng cận kề cái chết cho ta thấy điều gì?
Về mặt khoa học, tình trạng gần chết xảy ra giữa thời điểm chết lâm sàng thời điểm được cứu chữa. Không chỉ khoa học mà cả các tôn giáo và các thuyết thần bí đều rất quan tâm đến cảm nhận về tình trạng này, và trải nghiệm về tình trạng gần chết của mọi người rất khác nhau tùy thuộc vào văn hóa và cách giải thích ở từng nơi. Có nhiều người cho biết họ thấy những ký ức, có người cảm nhận sự tách rời của linh hồn ra khỏi cơ thể, có người nhìn thấy những quang cảnh thiên nhiên, và có người thì nhìn thấy luồng sáng chói lòa phía cuối đường hầm.
Một số người nói rằng họ cảm thấy vô cùng hạnh phúc, những người khác lại có cảm giác cực kì sợ hãi.
Hiển nhiên là cảm giác gần chết kéo dài hơn khi mà công tác hồi sức đặc biệt kéo dài và nguồn cung cấp ô xi lên não cũng kém trong một thời gian dài. Việc thiếu ô xi cho não ảnh hưởng lớn đối với thùy đỉnh và thùy thái dương cũng như đối với hồi góc của não. Tuy vậy, người ta vẫn chưa biết rõ tình trạng gần chết xuất phát từ những vùng này của não hay không.
Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu mối liên hệ giữa cảm giác gần chết với các cảm giác khác khi con người còn sống. Ví dụ như một số bệnh nhân đau nửa đầu cũng nhìn thấy những luồng ánh sáng và một số bệnh nhân động kinh cũng cho biết có thấy tình trạng “thoát xác”.
Vật lý lượng tử cần phải làm gì với linh hồn?
Không chỉ các nhà thần học hay những người theo thuyết huyền bí mà cả các nhà vật lý học cũng đã tìm hiểu rất nhiều về hiện tượng khó hiểu của trải nghiệm cận kề cái chết. Cơ sở của một “linh hồn có thể mô tả bằng vật lý”là hiện tượng vật lý rối lượng tử. Nhà bác học Einstein đã khám phá ra hiệu ứng kì lại này nhưng ông lại cho đấy là một “hiệu ứng ma quái từ xa”.
Hiệu ứng này có thể được hiểu là hai phần tử có mối liên kết với nhau có hành động giống như một cặp sinh đôi bất kể chúng ở xa nhau về khoảng cách địa lý. Nếu một phần tử có một đặc điểm gì đó hay chịu một tác động nào đó thì phần tử kia cũng có, cũng bị như thế ngay lập tức
Rất nhiều nhà vật lý học lượng tử ngày nay cho rằng hiệu ứng này có thực. Bởi vì các phần tử đều có sự kết hợp giữa thể xác và linh hồn. Nhưng khi câu hỏi đặt ra là vật lý lượng tử có thể “chứng minh” sự tồn tại của một linh hồn con người không, thì nó lại trở thành một vấn đề về niềm tin, kể cả xét trên góc độ khoa học hay tôn giáo.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)