Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Sự thật bất ngờ về quan niệm: Tập thể dục phải ra mồ hôi càng nhiều mới càng hiệu quả

Tạp Chí Giáo Dục

Đôi lúc vì thấy mồ hôi ra nhiều quá, bạn coi thế là đủ và không hoàn thành hết bài tập của mình. Cũng có lúc không thấy mồ hôi ra nhiều mà bạn bực bội cho rằng mình đã rất chăm chỉ tập nhưng lại chẳng hiệu quả.
Câu chuyện trên nghe có quen không? Dám chắc rằng rất nhiều người khi mới tập gym đã vô thức hình thành quan niệm này. Vậy thực chất, mặt đỏ bừng bừng, mồ hôi tuôn ra ròng ròng với chuyện bạn đã tập đúng và đủ liệu có liên quan đến nhau không?
Quan điểm của các chuyên gia
Chảy mồ hôi là một cơ chế điều hòa thân nhiệt, chứ không phải để đánh giá mức độ tập luyện của bạn.
Chảy mồ hôi là một cơ chế điều hòa thân nhiệt, chứ không phải để đánh giá mức độ tập luyện của bạn.
Trang Women’s Health đã đưa ra hai quan điểm của hai chuyên gia về thể dục thể thao.
"Chảy mồ hôi là một cơ chế điều hòa thân nhiệt, chứ không phải để đánh giá mức độ tập luyện của bạn. Chúng có liên quan đến nhau thật đấy nhưng lại khác nhau hoàn toàn" – đó là quan điểm của Harry Aitken, nhà khoa học thể thao làm việc cho Auster Fitness.
Còn theo Karen Austin, nhà sáng lập Viện Topaz Fitness thì đổ mồ hôi chỉ là một hình thức giải phóng nước chứ không phải giải phóng mỡ, nên việc gán bất kỳ tác dụng giảm cân lên lượng mồ hôi bạn tiết ra đều là vô lí.
Chảy mồ hôi – giảm cân: cardio – strength training
Đối với những ai đã từng tập cả cardio và strength training sẽ hiểu, dù nâng tạ mệt gần chết nhưng lại ra ít mồ hôi hơn so với chạy bộ rất nhiều. Nhưng dựa theo một nghiên cứu của khoa Y trường ĐH Havard năm 2014, những bài tập cơ bắp lại có tác động lớn hơn trong việc giảm mỡ so với các bài tập cardio.
Lấy lượng mồ hôi để đánh giá hiệu quả của từng dạng tập thể dục là sai lầm.
Lấy lượng mồ hôi để đánh giá hiệu quả của từng dạng tập thể dục là sai lầm.
Theo Aitken, vấn đề mồ hôi nhiều hay ít trong trường này có thể là do trong thời gian tập tạ, bạn sẽ có những quãng nghỉ giữa những bài tập – lúc mà cơ thể bạn được "hạ nhiệt".
Như vậy, lấy lượng mồ hôi để đánh giá hiệu quả của từng dạng tập thể dục là một sai lầm.
Hãy nhớ rằng cơ thể mỗi người là khác nhau
Sẽ là rất khôn ngoan nếu bạn hiểu được rằng mỗi chúng ta có lượng tuyến mồ hôi khác nhau, phụ thuộc vào gene di truyền. Cùng với một lượng và cường độ bài tập giống nhau, người có nhiều tuyến mồ hôi sẽ tiết nhiều mồ hôi hơn, và đương nhiên điều đó không có nghĩa là họ đã chăm chỉ hay cố gắng hơn.
Và đây là lý do thứ hai để khẳng định sai lầm về mối liên hệ giữa mồ hôi và giảm cân của chúng ta.
Mỗi chúng ta có lượng tuyến mồ hôi khác nhau, phụ thuộc vào gene di truyền.
Mỗi chúng ta có lượng tuyến mồ hôi khác nhau, phụ thuộc vào gene di truyền.
Tóm lại, lượng mồ hôi không thể được dùng để "cân, đo, đong, đếm" số năng lượng mà bạn đã đốt cháy được. Dù vậy, việc đổ mồ hôi rất có ích không chỉ trong chức năng điều hòa thân nhiệt, mà còn cả với làn da của bạn. Nguyên nhân là bởi vì mồ hôi mang theo những bụi bẩn trên da, sâu trong lỗ chân lông (nhưng chỉ khi bạn lau mồ hôi đi không để nó khô trên da). Đó là lý do tập cardio khiến da của bạn trở nên sáng hơn do bài tập này khiến ta đổ rất nhiều mồ hôi.
Nhưng riêng đối với việc giảm cân, quan trọng là bạn cần phải tìm hiểu tác động của từng dạng bài tập thể dục đến cơ thể và lượng calorie mà nó giúp ta đốt cháy được, chứ không phải là lượng mồ hôi tiết ra được là nhiều hay ít.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)