Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Sự thật về 3 thực phẩm cấm kị ăn với khoai tây, đây mới là thứ không nên ăn nhất

Tạp Chí Giáo Dục

Là một trong những thực phẩm phổ biến nhất, khoai tây không chỉ bổ dưỡng mà cách chế biến còn đơn giản và đa dạng như khoai tây chiên, khoai tây om thịt bò, khoai tây xào, khoai tây nấu xương lợn…
Thời tiết chuyển lạnh, khoai tây khi nấu không chỉ ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng, mà còn có thể giúp kiểm soát kượng đường trong máu. Tuy nhiên, có một số tin đồn, khoai tây cũng có thể gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng với 3 loại thực phẩm này, sự thật là gì?
1. Không ăn khoai tây khi ăn quả hồng?
Ttrong quả hồng có chứa rất nhiều tannin, đặc biệt là quả hồng giòn.
Trong quả hồng có chứa rất nhiều tannin, đặc biệt là quả hồng giòn.
Tin đồn: Quả hồng có vị ngọt, nhiều chất dinh dưỡng, là loại trái cây được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, trong quả hồng có chứa rất nhiều tannin, đặc biệt là quả hồng giòn. Sau khi ăn khoai tây, tinh bột có trong nó thúc đẩy tiết lượng lớn axit dạ dày trong dạ dày, trong khi hồng có chứa một lượng lớn axit tannic. Axit tannic sẽ phản ứng với axit dạ dày tạo ra kết tủa, khó bài tiết và tiêu hóa. Đồng thời, axit tannic trong hồng là dễ tương tác với protein dưới tác dụng của axit dạ dày, gây ra bệnh dạ dày.
Sự thật: Tuy nhiên, hàm lượng axit tannic trong các loài hồng khác nhau cũng khác nhau. Nên lựa chọn ăn loại hồng đã chín, lượng axit tanic thấp. Bình thường mỗi lần ăn không quá nhiều hồng, cơ bản cũng sẽ không gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
2. Khoai tây không thể ăn với cà chua?
Cà chua và khoai tây đều chứa chất độc Solanine, nhưng ở lượng rất thấp.
Cà chua và khoai tây đều chứa chất độc Solanine, nhưng ở lượng rất thấp.
Tin đồn: Pectin và nhựa Phenolic có trong cà chua, kết hợp với lượng tinh bột cao của khoai tây có thể gây nên tình trạng rối loại tiêu hóa, khó tiêu, gây đau bụng, tiêu chảy, ở những bạn có hệ tiêu hóa kém.
Sự thật: Thực tế qua các thông tin nghiên cứu cho thấy cà chua và khoai tây đều chứa chất độc Solanine, nhưng ở lượng rất thấp. Chúng có nhiều ở cà chua xanh và khoai tây xanh (vỏ bên ngoài có màu xanh). Đối với khoai tây và cà chua chín đỏ bạn phải ăn rất nhiều mới có khả năng ngộ độc.
Do vậy việc kết hợp chế biến giữa khoai tây và cà chua không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, miễn chúng là cà chua chín đỏ và khoai tây không có vỏ ngoài màu xanh.
3. Khoai tây không ăn cùng lựu?
Lựu có thể thúc đẩy sự tiết axit dạ dày, và tinh bột có trong khoai tây cũng thúc đẩy sự tiết axit dạ dày.
Lựu có thể thúc đẩy sự tiết axit dạ dày, và tinh bột có trong khoai tây cũng thúc đẩy sự tiết axit dạ dày.
Tin đồn: Lựu rất giàu chất dinh dưỡng, vị ngọt chua, và hàm lượng vitamin C của nó cao hơn 2 lần so với táo và lê. Đây là một loại trái cây phù hợp cho mọi lứa tuổi. Lựu có thể thúc đẩy sự tiết axit dạ dày, và tinh bột có trong khoai tây cũng thúc đẩy sự tiết axit dạ dày. Khi cùng sử dụng dễ dẫn đến chứng ợ nóng, làm giảm giá trị dinh dưỡng và có thể dẫn đến chứng khó tiêu.
Sự thật: Tuy nhiên nếu ăn 2 thực phẩm cách nhau một khoảng thời gian ngắn thì thì không có vấn đề gì, chỉ là khi bạn ăn quá nhiều lựu và khoai tây cùng một lúc, sẽ dẫn đến việc tiết quá nhiều axit dạ dày và gây khó tiêu. Do vậy cần phải cảnh giác, nếu ăn lựu nhiều thì không nên ăn khoai tây.
Vứt bỏ khoai tây nếu chúng có đặc điểm này
Khoai tây là thực phẩm rẻ tiền, chứa tinh bột phong phú và thậm chí có thể được ăn như một loại thực phẩm chính. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải khoai tây trong tình huống này, phải vứt bỏ kịp thời.
Khoai tây mọc mầm
Nếu có một danh sách những "thực phẩm nảy mầm gây độc hại", khoai tây chắc chắn nằm trong số đó. Hàm lượng solanine trong khoai tây mọc mầm sẽ tăng lên rất nhiều. Nếu ăn khoai tây như vậy sẽ gây ngộ độc thực phẩm, dẫn đến nôn mửa và tiêu chảy, nghiêm trọng còn dẫn đến tê liệt hô hấp, thậm chí dễ tan huyết.
Khoai tây chúng ta ăn bình thường có hàm lượng solanine rất thấp, nhưng một khi nó bắt đầu nảy mầm, solanine được sản xuất với số lượng lớn, vượt quá phạm vi tiêu thụ an toàn, do đó rất dễ gây ngộ độc thực phẩm.
Nhưng vấn đề là, nhiều người nghĩ rằng chỉ cần cắt bỏ phần khoai tây nảy mầm là có thể sử dụng ăn. Nếu nảy mầm vừa mới bắt đầu, solanine chủ yếu ở các vùng lân cận của bề mặt nảy mầm, cắt đi một lớp dày, và phần còn lại có thể ăn. Nhưng trên thực tế, hầu hết mọi người không biết khoai tây nảy mầm khi nào và không biết những solanine này sẽ lan rộng đến đâu? Do đó, để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên vứt bỏ kịp thời khi thấy khoai tây nảy mầm.
NT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)