Thị trường kem đánh răng tại Việt Nam đón nhận thêm một thành viên mới mà cũ. |
Sau hơn 10 năm “tuyệt tích”, giữa tháng 10 vừa qua, kem đánh răng Dạ Lan đã xuất hiện trở lại với người tiêu dùng cả nước.
“Cha đẻ” của loại kem đánh răng này, ông Trịnh Thành Nhơn – Tổng giám đốc Công ty TNHH Mỹ phẩm Quốc tế (ICC), tự tin cho rằng: Dạ Lan, là một thương hiệu thuần Việt, sẽ cạnh tranh ngang ngửa được với các thương hiệu quốc tế trên thị trường Việt Nam.
Tất nhiên, như ông Nhơn nói, để làm được điều này Dạ Lan mới sẽ có chất lượng cao, bao bì đẹp, đảm bảo các tiêu chuẩn và yêu cầu quốc tế, đồng thời có giá cả phù hợp với mọi đối tượng tiêu dùng…
Đã từng là một thương hiệu vàng
Ngay trong buổi chiều đầu tiên tái ngộ với khách hàng tại Phiên chợ vui công nhân Đồng Nai (17/10), nhiều công nhân trẻ và bà con địa phương trong vùng đã hồ hởi đón nhận Dạ Lan – loại sản phẩm họ đã từng sử dụng hay được biết đến từ cách nay khoảng 20 năm.
Tổng giám đốc Nhơn cho biết: kem đánh răng Dạ Lan đã được ra đời tại Tp.HCM năm 1988, là kết quả hợp tác giữa Cơ sở sản xuất Sơn Hải (tiền thân của Công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Sơn Hải sau này), với một trong những chuyên gia hàng đầu trong ngành sản xuất kem đánh răng Việt Nam lúc đó là kỹ sư Lưu Trung Nghĩa (Phó giám đốc kỹ thuật Công ty Kem đánh răng P/S, khi còn là một doanh nghiệp quốc doanh).
Bước ngoặt lớn và đáng nhớ nhất của Dạ Lan là lần đầu ra cả Hà Nội tham dự Hội chợ Xuân 1989. Những ngày đầu hàng ế, không ai hỏi đến; cơ sở phải mang biếu không cho những người bán bưng trên các hè phố, mỗi người vài ba hộp, kèm với những cuốn lịch bloc mừng năm mới, để mong được tiếp nhận.
Không ngờ “chiến dịch quảng cáo bất đắc dĩ” này lại thành công. Vì chỉ vài ngày sau, hơn 10 container hàng chở ra Hà Nội đã được tiêu thụ hết… Từ đó, Dạ Lan lớn mạnh dần, không chỉ được tiêu thụ mạnh tại các vùng đô thị lớn, mà còn len lỏi được đến tận các vùng nông thôn sâu, xa, nhất là tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung; không những thế, Dạ Lan còn sang được cả thị trường Lào, Campuchia và một số tỉnh phía nam Trung Quốc.
Vào những năm 1993-1994, Dạ Lan chiếm tới gần 70% thị phần cả nước, riêng từ Đà Nẵng trở vào chiếm tới 90%, được đánh giá là đã góp phần đánh bật kem đánh răng Trung Quốc ra khỏi thị trường Việt Nam. Chính nhờ có thị phần lớn trong nước, nhiều tập đoàn nước ngoài đặt vấn đề hợp tác với Công ty Sơn Hải. Năm 1995, Công ty Sơn Hải đã hợp tác với Tập đoàn Colgate-Palmolive (Hoa Kỳ) thành lập Công ty Liên doanh Colgate-Palmolive Sơn Hải, và từ đó thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan được chuyển nhượng cho liên doanh, với mong muốn đạt được bước phát triển mới.
Tuy nhiên, do mục tiêu của hai đối tác không gặp nhau, nên kem đánh răng mang thương hiệu Dạ Lan không được phát triển như mong muốn, mà dần vắng bóng hẳn trên thị trường.
Đã tới thời điểm để tái xuất hiện
Ông Trịnh Thành Nhơn tiết lộ: khi tiến hành liên doanh, thương hiệu Dạ Lan đã được định giá như một phần của khối tài sản vô hình có trị giá lên tới 20 triệu USD, trong khi các tài sản hữu hình khác của Công ty Sơn Hải chỉ hơn 3 triệu USD.
Một trong những cơ sở để định giá trị thương hiệu Dạ Lan lúc đó là gần 200 nghìn lá thư của người tiêu dùng trên cả nước gởi về công ty, trong đó có khen, có chê, có góp ý mặt này mặt khác. Điều này phản ánh là Dạ Lan có chỗ đứng trong rất đông người tiêu dùng.
Ông Nhơn nói: “10 năm qua, chúng tôi cũng đã tích lũy được nhiều bài học từ liên doanh. Vì vậy khi xuất hiện trở lại với thị trường, Dạ Lan tin chắc không hề thua chị kém em”.
Công ty ông đã đầu tư thêm nhiều thiết bị và công nghệ hiện đại từ châu Âu, nguồn nguyên liệu đến 90% nhập khẩu và phần còn lại được cung ứng từ các nhà sản xuất uy tín trong nước. ICC đã đầu tư nghiên cứu từ thành phần nguyên liệu đến hương vị cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh răng miệng và thị hiếu người tiêu dùng. Trước khi chính thức tung ra thị trường, ICC đã tiến hành sản xuất thử nhiều lô hàng, và cho đến khi khoảng 90% số người dùng thử hài lòng, và trả lời thăm dò là sẵn sàng mua dùng sản phẩm, công ty mới sản xuất đại trà.
Với phong trào “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đang được cổ vũ rộng rãi, chắc chắn sự trở lại của Dạ Lan là đúng thời, đúng dịp.
“Cha đẻ” của loại kem đánh răng này, ông Trịnh Thành Nhơn – Tổng giám đốc Công ty TNHH Mỹ phẩm Quốc tế (ICC), tự tin cho rằng: Dạ Lan, là một thương hiệu thuần Việt, sẽ cạnh tranh ngang ngửa được với các thương hiệu quốc tế trên thị trường Việt Nam.
Tất nhiên, như ông Nhơn nói, để làm được điều này Dạ Lan mới sẽ có chất lượng cao, bao bì đẹp, đảm bảo các tiêu chuẩn và yêu cầu quốc tế, đồng thời có giá cả phù hợp với mọi đối tượng tiêu dùng…
Đã từng là một thương hiệu vàng
Ngay trong buổi chiều đầu tiên tái ngộ với khách hàng tại Phiên chợ vui công nhân Đồng Nai (17/10), nhiều công nhân trẻ và bà con địa phương trong vùng đã hồ hởi đón nhận Dạ Lan – loại sản phẩm họ đã từng sử dụng hay được biết đến từ cách nay khoảng 20 năm.
Tổng giám đốc Nhơn cho biết: kem đánh răng Dạ Lan đã được ra đời tại Tp.HCM năm 1988, là kết quả hợp tác giữa Cơ sở sản xuất Sơn Hải (tiền thân của Công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Sơn Hải sau này), với một trong những chuyên gia hàng đầu trong ngành sản xuất kem đánh răng Việt Nam lúc đó là kỹ sư Lưu Trung Nghĩa (Phó giám đốc kỹ thuật Công ty Kem đánh răng P/S, khi còn là một doanh nghiệp quốc doanh).
Bước ngoặt lớn và đáng nhớ nhất của Dạ Lan là lần đầu ra cả Hà Nội tham dự Hội chợ Xuân 1989. Những ngày đầu hàng ế, không ai hỏi đến; cơ sở phải mang biếu không cho những người bán bưng trên các hè phố, mỗi người vài ba hộp, kèm với những cuốn lịch bloc mừng năm mới, để mong được tiếp nhận.
Không ngờ “chiến dịch quảng cáo bất đắc dĩ” này lại thành công. Vì chỉ vài ngày sau, hơn 10 container hàng chở ra Hà Nội đã được tiêu thụ hết… Từ đó, Dạ Lan lớn mạnh dần, không chỉ được tiêu thụ mạnh tại các vùng đô thị lớn, mà còn len lỏi được đến tận các vùng nông thôn sâu, xa, nhất là tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung; không những thế, Dạ Lan còn sang được cả thị trường Lào, Campuchia và một số tỉnh phía nam Trung Quốc.
Vào những năm 1993-1994, Dạ Lan chiếm tới gần 70% thị phần cả nước, riêng từ Đà Nẵng trở vào chiếm tới 90%, được đánh giá là đã góp phần đánh bật kem đánh răng Trung Quốc ra khỏi thị trường Việt Nam. Chính nhờ có thị phần lớn trong nước, nhiều tập đoàn nước ngoài đặt vấn đề hợp tác với Công ty Sơn Hải. Năm 1995, Công ty Sơn Hải đã hợp tác với Tập đoàn Colgate-Palmolive (Hoa Kỳ) thành lập Công ty Liên doanh Colgate-Palmolive Sơn Hải, và từ đó thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan được chuyển nhượng cho liên doanh, với mong muốn đạt được bước phát triển mới.
Tuy nhiên, do mục tiêu của hai đối tác không gặp nhau, nên kem đánh răng mang thương hiệu Dạ Lan không được phát triển như mong muốn, mà dần vắng bóng hẳn trên thị trường.
Đã tới thời điểm để tái xuất hiện
Ông Trịnh Thành Nhơn tiết lộ: khi tiến hành liên doanh, thương hiệu Dạ Lan đã được định giá như một phần của khối tài sản vô hình có trị giá lên tới 20 triệu USD, trong khi các tài sản hữu hình khác của Công ty Sơn Hải chỉ hơn 3 triệu USD.
Một trong những cơ sở để định giá trị thương hiệu Dạ Lan lúc đó là gần 200 nghìn lá thư của người tiêu dùng trên cả nước gởi về công ty, trong đó có khen, có chê, có góp ý mặt này mặt khác. Điều này phản ánh là Dạ Lan có chỗ đứng trong rất đông người tiêu dùng.
Ông Nhơn nói: “10 năm qua, chúng tôi cũng đã tích lũy được nhiều bài học từ liên doanh. Vì vậy khi xuất hiện trở lại với thị trường, Dạ Lan tin chắc không hề thua chị kém em”.
Công ty ông đã đầu tư thêm nhiều thiết bị và công nghệ hiện đại từ châu Âu, nguồn nguyên liệu đến 90% nhập khẩu và phần còn lại được cung ứng từ các nhà sản xuất uy tín trong nước. ICC đã đầu tư nghiên cứu từ thành phần nguyên liệu đến hương vị cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh răng miệng và thị hiếu người tiêu dùng. Trước khi chính thức tung ra thị trường, ICC đã tiến hành sản xuất thử nhiều lô hàng, và cho đến khi khoảng 90% số người dùng thử hài lòng, và trả lời thăm dò là sẵn sàng mua dùng sản phẩm, công ty mới sản xuất đại trà.
Với phong trào “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đang được cổ vũ rộng rãi, chắc chắn sự trở lại của Dạ Lan là đúng thời, đúng dịp.
Theo VnE
Bình luận (0)